Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tủ lạnh đóng tuyếtTủ lạnh đóng tuyết (hay tủ Coil), có cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – hay còn gọi là giàn nóng có tác dụng giải nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao, Thermosta có tác dụng ngắt mạch cho Compressor khi tủ lạnh đạt được độ lạnh cần thiết. Tủ lạnh đóng tuyết có dàn lạnh nằm bên ngoài, không có quạt như tủ không đóng tuyết.
Đặc điểm của loại tủ này là thường có thiết kế nhỏ gọn (thường dưới 160 lít). Tủ không có quạt và chế độ tự xả đá, do đó mỗi khi xả đá thì phải tắt nguồn điện, đợi đá tan mới làm sạch được. Bên cạnh đó, do không có dây nhiệt làm nóng, tủ Coil sẽ có tình trạng đóng tuyết trên dàn lạnh.
Hiện nay, tủ lạnh đóng tuyết ít phổ biến bằng tủ lạnh làm lạnh bằng quạt. Mặc dù vậy, tủ lạnh không đóng tuyết có ưu điểm giá rẻ, ít tốn điện, linh kiện thay thế đơn giản, không tốn kém nên vẫn được các khách sạn hoặc những người ít nhu cầu, có diện tích phòng ở sử dụng.
Tủ lạnh không đóng tuyết
Tủ lạnh không đóng tuyết, hay tủ làm lạnh bằng quạt, là loại tủ phổ biến nhất hiện nay, được thiết kế một cách hoàn thiện theo cơ chế tự động. Người dùng chỉ cần bỏ thực phẩm vào tủ và lấy ra mà không cần lo lắng tủ bị đóng tuyết, cũng như tủ có mùi hôi do không khí liên tục được lưu thông.
Tủ lạnh không đóng tuyết có gắn quạt, giúp tạo luồng khí lạnh đều khắp trong tủ, làm thực phẩm không bị ôi thiu, bảo quản được lâu hơn. Bên cạnh đó, loại tủ này còn có bộ đếm thời gian, cuộn dây nhiệt làm nóng và bộ cảm biến nhiệt. Cứ 6 tiếng, bộ đếm thời gian sẽ bật cuộn dây nhiệt làm nóng, được cuốn xung quanh các dây làm lạnh, làm tan chảy lớp tuyết bám quanh cuộn dậy. Khi nhiệt độ tăng lên 32 độ C, dây nhiệt sẽ tự ngắt.
Có thể thấy, mặc dù tiêu tốn điện nhiều hơn tủ đóng tuyết, song tủ không đóng tuyết giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả hơn, đồng thời giúp người dùng thuận tiện trong việc lưu trữ và bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, người dùng cũng không cần phải lo lắng việc tủ lạnh bị đóng tuyết như khi sử dụng tủ đóng tuyết.