1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Hướng dẫn phương pháp dạy trẻ Montessori 3 giai đoạn

Phương pháp dạy học cho trẻ 3 giai đoạn của Montessori dưới đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của việc dạy trẻ tiếp thu với kiến thức mới và có niềm yêu thích việc học.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

3 bước trong mỗi bài giảng cho trẻ theo phương pháp Montessori dưới đây là cách để trẻ tiếp thu một cách hiệu quả và nâng cao kĩ năng trong từng đơn vị học mà các giáo viên áp dụng cho mỗi trẻ trong lớp học Montessori; với những hướng dẫn cụ thể và chi tiết dưới đây, cha mẹ có thể thực hành dạy con phương pháp Montessori tại nhà để trẻ có môi trường phát triển toàn diện và được hỗ trợ ngay cả khi cha mẹ không cho con tham gia các lớp học Montessori ở trường :

phương pháp giáo dục montessori 3 giai đoạn
Phương pháp giáo dục Montessori 3 giai đoạn giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng học hỏi

Giai đoạn 1: Giới thiệu đồ vật/ sự việc/một tính chất nào đó

Trong giai đoạn đầu tiên của việc giáo dục cho trẻ một vấn đề nào đó, điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ những ấn tượng và sự thấu hiểu thật sâu rõ. Ví dụ khi nói đến khái niệm, to nhỏ của các vật, bạn cần đưa ra những sự so sánh để trẻ hiểu được. Đầu tiên, cầm một chiếc hộp có kích cỡ to hơn hẳn các vật khác, đặt trước mặt bé và nói “cái này là To, To”  ( This is big, big) lặp lại nhiều lần từ bé cần học; sau đó đặt miếng hộp xuống và để sang một bên, tiếp theo cầm một miếng đồ chơi hình hộp nhỏ nhất và nói với trẻ: “cái này là nhỏ, nhỏ” ( This is small, small). Có thể cho trẻ cầm chơi các món đồ đó, tiếp xúc với món đồ chơi và mẹ lặp lại từ cho bé, không cần thiết phải vội vàng và thúc ép bé phải nhớ ngay, để cho bé tự động thẩm thấu một cách tự nhiên sẽ giúp bé cảm nhận được vẻ đẹp của việc học hỏi những điều mới mẻ.

Bước 2: Nhận biết đồ vật đồ vật/ sự việc/ tính chất

Giai đoạn 2 này cần được thực hiện một cách tách biệt so với giai đoạn đầu ở trên, trẻ sẽ được hỏi những câu hỏi để giúp xác nhận, nhận biết món đồ vật đó mục tiêu là phát triển khả năng có thể nhận biết đặc điểm của vật thể. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, đặc biệt không nên đốt cháy giai đoạn bỏ qua bước thứ 2 này, đây cũng là lỗi mà nhiều cha mẹ dễ mắc phải. Giai đoạn thứ 2 giúp trẻ nhận biết có thể kéo dài hơn giai đoạn đầu tiên rất nhiều, cha mẹ cần kiên nhẫn và luyện tập với trẻ nhiều lần, trong giai đoạn này bố mẹ sẽ giúp cho con ôn tập lại khái niệm đó, củng cố lại từ vựng và theo dõi sự kết nối mà trẻ học hỏi được từ khái niệm thể hiện ra ngôn ngữ.

Cha mẹ hoặc giáo viên có thể bắt đầu việc hỏi trẻ  từ những vật được giới thiệu sau cùng, đặt 2 chiếc hộp to và chiếc hộp nhỏ vào cùng một chiếc rổ hoặc đặt trên bàn trước mặt trẻ, hỏi trẻ : “chiếc hộp nhỏ là cái nào?” , ” chiếc hộp to là cái nào ?”; tiếp tục luyện tập bằng cách hỏi trẻ trong nhiều hoàn cảnh hơn ví dụ chỉ vào chiếc hộp nhỏ cho mẹ” hoặc ” con đưa cho mẹ chiếc hộp lớn ” ; ” đặt chiếc hộp nhỏ lên khay” hoặc ” bỏ lại chiếc hộp to vào rổ”. Nếu trẻ không thể phân biệt/ nhận biết được trong giai đoạn 2 này, cha mẹ hoặc giáo viên có thể lặp lại từ bước 1 giới thiệu lại cho trẻ món đồ vật đó từ đầu.

Bước 3: Nhắc nhở, lặp lại ( Cái này là cái gì ?)

Cha mẹ hoặc giáo viên chỉ nên chuyển sang giai đoạn 3 khi chắc chắn trẻ có thể thực hiện được nhiệm vụ yêu cầu, lần đầu tiên khi hỏi trẻ để trẻ nói ra tên đồ vật hoặc khái niệm nào đó, cha mẹ hoặc giáo viên bắt đầu bằng cách hỏi vật được nhắc đến cuối cùng ở giai đoạn 1 và 2, ví dụ: đặt chiếc hộp nhỏ và chiếc hộp lớn trước mặt bé, chỉ vào chiếc hộp nhỏ trước và hỏi ” cái này là cái gì ?” ( What is this ?) . Tiếp theo, chỉ vào lần lượt từng vật và hỏi trẻ ” Cái này là cái gì ?” cho đến khi trẻ có thể tự nói được hết tên các đồ vật/ khái niệm.

Điều quan trọng là những điều mà trẻ học hỏi được càng được củng cố và lặp lại nhiều lần trẻ sẽ càng thực hiện được tốt hơn việc nhận biết và đọc tên các vật dụng, cha mẹ cần nhớ rằng việc học hỏi mọi đồ vật, khái niệm đều cần quá trình và thực hiện tốt và nhuần nhuyễn bởi từ những nền tảng này trẻ nhỏ mới có thể học hỏi tiếp tục cho các sự vật, sự việc phức tạp hơn.

Trẻ có thể đọc tên được các vật là khi trẻ nhỏ đã hoàn thành bước nhận diện và hiểu biết về một vật/ sự việc nào đó, sau khi trẻ có thể thực hiện thành công bước này thì trẻ sẽ có được sự tự tin và trở nên hứng thú hơn và muốn học hỏi được nhiều hơn.

Theo Montessoritraining.blogspot.com

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất