Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách lắp đặt máy điều hòa âm trần đúng kỹ thuật qua bài viết sau nhé!
Máy điều hòa âm trần là gì?
Điều hòa âm trần là dòng máy điều hòa có thiết kế âm tường, toàn bộ các bộ phận của dàn lạnh được đặt âm trong tường, chỉ có mặt ngoài lộ ra để làm mát/sưởi ấm.
Cấu tạo của máy lạnh âm trần cũng giống như với điều hòa treo tường gồm các bộ phận chính là dàn nóng và dàn lạnh. Trong đó, dàn nóng gồm có máy nén và quạt kiểu hướng trục còn dàn lạnh là dạng ống đồng cánh nhôm trang bị quạt ly tâm, có tác dụng trao đổi nhiệt ở bên trong phòng.
Ngoài ra, điều hòa âm trần còn bao gồm rất nhiều các bộ phận khác nhau như hệ thống dây điện, ống dẫn gas, điều khiển…’
Có nên mua máy điều hòa âm trần không?
Trước khi đưa ra quyết định mua điều hòa âm trần, bạn cần căn cứ theo nhu cầu sử dụng, diện tích phòng, khả năng tài chính để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Theo đó, bạn nên mua điều hòa âm trần nếu có khả năng tài chính tốt; đòi hỏi tính thẩm mỹ cao cho không gian ở; thiết kế nội thất phòng vấn được giữ nguyên; muốn có tốc độ làm mát nhanh…
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt máy điều hòa âm trần đúng kỹ thuật
Trong phần nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách lắp đặt máy điều hòa âm trần đúng kỹ thuật. Quá trình lắp đặt điều hòa âm trần thường gồm 8 bước cụ thể như sau:
1. Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh
Vị trí lắp đặt dàn lạnh của điều hòa âm trần phải chịu được trọng tải gấp 4 lần của máy.
Khi lắp dàn lạnh cần đảm bảo yêu cầu lắp xa thiết bị gây nhiễu, nguồn nhiệt, buồng giặt, hơi nước, bàn bếp, chất dễ cháy và lối ra vào.
2. Bước 2: Lắp đặt dàn lạnh
Kích thước dàn lạnh của từng dòng máy, loại máy và thương hiệu điều hòa là khác nhau. Do đó, khi lắp đặt bạn cần sử dụng thước thăng bằng để xác định vị trí lắp đặt theo phương ngang.
3. Bước 3: Lắp đặt đường ống gas
Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hàn đường ống trước khi siết và làm sạc đường ống bằng khí nitơ.
Tiếp đó, uốn đường ống theo hướng di chuyển rồi siết chặt bằng cờ lê và nối đường ống với van phụ trợ. Sau khi đã nối xong bạn cần sấy chân không cho đường ống.
4. Bước 4: Nối ống xả trong nhà
Khi nối ống xả trong nhà cần đảm bảo có độ dốc và cách nhiệt. Đường kính bên ngoài của điểm nối ống xả với khối trong nhà thường là 32mm; chiều cao ống khoảng 850mm.
Sau khi lắp xong bạn cần xả thử xem có bị rò rỉ không. Nếu có cần khắc phục ngay để tránh khi sử dụng rồi lại phải sửa lại.
5. Bước 5: Lớp cách nhiệt – bảo ôn
Sử dụng bông thủy tinh cách nhiệt có độ dày 10 – 20 mm. Sau đó lắp dặt xi phông tiêu nước để đảm bảo nước không rò rỉ bên trong tường gây ẩm mốc, hỏng tường.
6. Bước 6: Cài đặt
Mở nắp phía sau của bộ điều khiển từ xa có dây để cài đặt chế độ. Tiếp tục di chuyển công tắc trượt đến vị trí đặt. Đóng nắp sau đó kiểm tra xem có hoạt động bình thường không.
7. Bước 7: Lắp đặt mặt nạ – Panel
Tháo cửa hút khí và nắp, rồi gắn chốt khung trang trí. Tiếp đó, hãy mở nắp hộp và lắp đầu nối cánh đảo gió.
8. Bước 8: Chú ý khi vận hành chạy thử
Hãy chắc chắn nguồn điện gia đình bạn sử dụng là ổn định. Bật máy ở chế độ làm lạnh và chạy thử ít nhất khoảng 5 phút để chắc chắn máy hoạt động tốt và ổn định.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt máy điều hòa âm trần đúng kỹ thuật, hy vọng sẽ hữu ích nếu bạn đang có sự định mua dòng điều hòa này.