Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Mẹo bảo quản nụ tầm xuân trang trí Tết được lâu
Nụ tầm xuân là loài hoa thường nở rộ đẹp nhất vào đầu mùa xuân với hoa mọc thành nhiều búp có lông mềm mịn như tơ. Người ta thường ưa chuộng sử dụng nụ tầm xuân để trang trí nhà cửa, chưng Tết và trang trí bàn thờ gia tiên là vì loài hoa này có thể bảo quản được rất lâu. Không bị mùi, không rụng cánh, nếu bạn bảo quản tốt có thể chưng được 12-24 tháng.
Tuy nhiên, dù hoa để được rất lâu nhưng thường sẽ không có quá nhiều màu sắc đa dạng. Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng nên người bán thường nhuộm hoặc phun màu trực tiếp lên búp hoa. Điều này không gây chết cây nhưng để lâu sẽ dễ phai màu, không đẹp. Để giữ cho chúng không bị úng và phai màu hãy lưu ngay 3 mẹo bảo quản sau:
– Khi mua về thì bạn nên tháo túi bọc ra để hoa không bị bí hơi, đọng nước làm bông bị rụng và nhòe màu
– Trước tiên nên phân nhóm theo màu để tránh các màu hòa lẫn vào nhau hay bị lem làm mất thẩm mỹ.
– Điều quan trọng là không để nụ hoa dính nước hay nơi ẩm, bạn có thể cắm trực tiếp vào bình hoặc mút xốp. Điều đó, sẽ giúp màu nhuộm ít bị phai đi.
2. Gợi ý 3 cách trang trí nụ tầm xuân ngày Tết
Dưới đây là 3 cách trang trí nụ tầm xuân ngày Tết đẹp và đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Tham khảo ngay nhé!
2.1 Cách trang trí nụ tầm xuân ngày Tết phổ biến – Cắm tầm xuân bằng mút xốp
Cách cắm nụ tầm xuân bằng bình cổ cao với tán cây tròn ôm vào chính giữa là mẫu trang trí nụ tầm xuân phổ biến và dễ thấy nhất trong dịp Tết. Mẫu này tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi người cắm phải có kỹ thuật để các tán cây xòe đều và cùng ôm vào chính giữa, không bị lỏng lẻo theo thời gian. Bạn có thể tham khảo ngay các bước cắm sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
– Nụ tầm xuân cùng màu hoặc khác màu: 150 cành
– Keo sữa, băng keo
– Giấy lụa
– Câu đối tết, phụ kiện trang trí
– Mút khô cắm bông
- Bước 2: Lựa chọn những nụ tầm xuân có chiều dài bằng 1.5 lần chiều dài bình
- Bước 3: Cố định mút xốp cắm hoa vào miệng bình bằng băng keo cho thật chắc chắn
- Bước 4: Đối với cách trang trí nụ tầm xuân này, bạn sẽ bắt đầu cắm nụ tầm xuân từ chính giữa, sau đó cắm tản dần ra các phía theo hình tròn. Lưu ý để bình nụ tầm xuân sau khi cắm trong đẹp mắt thì bạn cần lưu ý chiều cao và khoảng cách giữa các cành đối xứng nhau qua cành chính giữa. Đặc biệt, khi càng ra xa tâm thì cắm các cành thấp dần
Bí quyết để cành nụ tầm xuân sau khi cắm để lâu cũng không bị xê dịch là khi vừa cắm, bạn chấm gốc cây vào keo sữa rồi mới cắm trực tiếp vào mút xốp
- Bước 5: Sử dụng giấy lụa làm hình bông hoa, nơ xòe để phủ kín phần xốp cắm hoa. Trên các cành, bạn có thể treo thêm các phụ kiện trang trí Tết tương tự như khi trang trí cây mai, cây đào sẽ giúp bình hoa nụ tầm xuân ngày Tết sinh động, rực rỡ hơn
2.2 Cách trang trí nụ tầm xuân ngày Tết đẹp – Cắm tầm xuân bằng chậu hoa
Đây là mẫu cách cắm nụ tầm xuân đơn giản để chưng trên bàn phòng khách ngày Tết vừa mới lạ, vừa đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Tham khảo nguyên liệu và cách cắm sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, chậu hoa và phụ kiện cắm nụ tầm xuân chưng Tết
– Chậu cây bằng nhựa
– Sơn màu vàng đồng
– Nụ tầm xuân thân ngắn
– Giấy thủ công màu đỏ
– Keo nến, súng bắn keo, keo sữa
– Phụ kiện trang trí, dây treo Tết, lá khô
– Mút xốp cắm hoa
– Đá xanh
- Bước 2: Dùng sơn màu vàng đồng sơn lại chậu cây, có thể dán thêm chữ Tết
- Bước 3: Sử dụng giấy bìa mỹ thuật đỏ gấp thành hình quạt tròn có kích thước tùy ý phù hợp với độ rộng khi xòe của tán cây
- Bước 4: Cho một lớp đá xanh mỏng vào chậu hoa đã sơn khô để khi chưng trên bàn không lo bị đổ ngã do gió hoặc sự cố va chạm. Sau đó, cho phần mút xốp cắm hoa có kích thước vừa với đường kính bình hoa vào. Bạn có thể sử dụng súng bắn keo để cố định phần xốp vào chậu.
- Bước 5: Cắm các cành của nụ tầm xuân vào mút xốp. Trước khi cắm nên nhúng thân cây qua keo sữa để thành phẩm chắc chắn hơn, không bị xê dịch. Bạn sẽ cắm những cành thẳng và cao nhất ở chính giữa, sau đó cắm xòe ra ngoài và thấp dần. Cách cắm này dễ hơn vì không đòi hỏi khoảng cách giữa các cành phải cách đều nhau.
- Bước 6: Đính quạt giấy đã gấp trực tiếp lên thân cây nụ tầm xuân hoặc đính vào cây gỗ khác bằng keo nến. Sau đó, cắm vào chậu hoa thành phẩm và trang trí thêm các phụ kiện Tết khác.
2.3 Cách trang trí nụ tầm xuân đơn giản – Cắm tầm xuân bằng lọ hoa
Với cách cắm nụ tầm xuân này thì bất cứ ai đều có thể làm được, không mất nhiều chi phí, thời gian và rất phù hợp để chưng cúng bên bàn thờ gia tiên hoặc phòng khách.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
– Nụ tầm xuân dài ngắn đan xen từ 35-45 cành
– Bình hoa cao cổ loại nhỏ
– Đồ trang trí Tết
- Bước 2: Cho toàn bộ bó nụ tầm xuân vào bình, không cần phải cắm từng cây một. Sau đó, điều chỉnh nhẹ để các cành hơi xòe ra nhẹ
- Bước 3: Treo thêm phụ kiện Tết và đồ trang trí để bình hoa thêm đẹp mắt, rực rỡ.
Trên đây là 3 cách trang trí nụ tầm xuân ngày Tết đơn giản, dễ làm và vô cùng đẹp mắt mà bạn có thể tham khảo trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 sắp tới. Ngoài ra, đừng quên cách bảo quản nụ tầm xuân đúng khi vừa mua về để hoa có thể bền và chưng Tết lâu hơn nhé.