Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Gối thảo dược là gì? Thành phần có gì bên trong
Gối thảo dược là dòng gối có thành phần chính bên trong là thảo dược. Cấu tạo gối thảo dược là khác nhau tùy điều kiện sẵn có và nhu cầu sử dụng:
+ Gối thảo dược giảm đau nhức khớp: Thành phần trong loại gối thảo dược này gồm có các thảo dược có tác dụng giảm đau hoặc hoạt huyết như quế chi, đại hồi, thiên niên kiện…
+ Gối thảo dược giúp an thần: Gối có thành phần chính là các thảo dược có tính an thần như tang diệp, cúc hoa, bạch thược, mạn kinh tử,…
+ Phần vỏ gối thảo dược thường được làm từ vải cotton mềm mại, dày dặn, chịu được nhiệt nóng để đảm bảo không bị hư hỏng. Phần vỏ được may chắc chắn để có thể bảo quản các thành phần bên trong gối một cách tốt nhất.
Công dụng của gối thảo dược
Gối thảo dược được quảng cáo mang tới nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe như: chữa trị mất ngủ, lo lắng, hồi hộp, lo âu, mệt mỏi. Bên cạnh đó mùi hương dịu nhẹ từ gối còn có tác dụng an thần cho người dùng giấc ngủ ngon và sâu.
Ngoài ra, một số công dụng khác của gối thảo dược được mọi người truyền tai nhau đó là: chống u nang, kích thích mọc tóc nhanh, ngăn chặn tình trạng da mặt lão hóa nhanh.
Gối thảo dược có chữa được mất ngủ như quảng cáo?
Có rất nhiều người mua và sử dụng gối thảo với mong muốn chữa trị bệnh mất ngủ, cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe, không phải thảo dược nào cũng tốt cho giấc ngủ. Do đó, nếu muốn đạt được công dụng tốt nhất bạn cần cân nhắc lựa chọn sử dụng loại gối phù hợp.
Một số thảo dược được sử dụng phổ biến như hoa cúc trắng, hoa cúc dại, : hoa cúc, hồng hoa, bạc hà, hạ khô thảo, lá dâu, thảo quyết minh, bồ công anh, đạm trúc diệp, mạn kinh tử, vỏ đậu đen, đương quy, lá trà, vỏ đậu xanh, xuyên khung… Khi sử dụng gối thảo dược thì các dược liệu có trong ruột gối sẽ cọ xát, tác động qua da rồi đến các huyệt vị vùng đầu cổ, vai gáy cuối cùng là thẩm thấu vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng dược lý.
Theo như khảo sát từ người dùng, gối thảo dược có thể hỗ trợ chữa trị mất ngủ, giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được không phải tức thời mà cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài, hiệu quả thường chậm.
Gối thảo dược không phải là phương pháp điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ. Do đó, bạn nên kết hợp nằm gối với thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh.
Một số vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng gối thảo dược
Sử dụng gối thảo dược không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một số vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng gối thảo dược sai cách đó là ngứa, kích ứng da vùng vai gáy; đau đầu, kích thích đường hô hấp. Do đó, khi sử dụng gối thảo dược bạn cần chú ý:
+ Nên chọn loại gối thảo dược có độ dày và độ mềm phù hợp: Nên mua gối thảo dược có độ dày vừa phải để có thể giữ được đầu và gáy ở vị trí thoải mái. Không nên mua gối quá dày để tránh trường hợp máu lưu thông lên não kém, gây đau nhức vai gáy. Chiều cao lý tưởng của gối là từ khoảng 12 – 14cm.
+ Chọn mua gối thảo dược có độ đàn hồi tốt để hỗ trợ các đốt sống cổ hiệu quả, tránh gây tê mỏi.
+ Thay gối thảo dược theo đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất
+ Chọn mua gối thảo dược có phần vỏ gối làm bằng loại vải cotton mềm mại, thông thoáng giúp cơ thể dễ hấp thụ chất thuốc.
Hy vọng với các thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên các bạn đã nắm được công dụng, cấu tạo của gối thảo dược cũng như lưu ý khi sử dụng. Chúc các bạn sử dụng gối thảo dược an toàn và hiệu quả nhất!