Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khi mới mua TV, ắt hẳn đa số chúng ta cũng chỉ quan tâm tới các thông số như kích thước TV, thương hiệu, công nghệ đi kèm,… chứ ít ai để ý tới những thông số kỹ thuật mang tính chuyên sâu như tần số làm tươi, gam màu, hayđộ tương phản độngcủa màn hình TV.
Tuy nhiên, những thông số này lại góp phần không nhỏ trong việc mang tới chất lượng trải nghiệm TV cho người dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai chỉ số này.
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về gam màu. Về cơ bản, gam màu mô tả dải màu sắc mà TV của bạn có thể hỗ trợ hiển thị. Từ những ngày còn sử dụng công nghệ CRT, gam màu sắc cơ bản trên TV sở hữu một khoảng màu thấp hơn nhiều so với thời điểm hiện nay. Các khoảng màu khi ấy được gọi với tên chuyên môn là NTSC hay Rec.709.
Tuy nhiên chỉ một vài năm sau, công nghệ TV đã phát triển với một tốc độ nhanh chóng mặt, và tiêu biểu đó là dải màu được làm rộng hơn rất nhiều. Các nhà sản xuất ngày nay thường ghi thông số dải gam màu theo % của NTSC.
Với một mẫu TV có gam màu lớn hơn 100%, có nghĩa là nó sở hữu dải màu mà chúng ta vẫn thường thấy tại các rạp chiếu phim kĩ thuật số, mang đến độ cân bằng trắng hoàn hảo, và độ thật của màu sắc rất cao. Tuy nhiên, sự khác biệt này chỉ có thể thấy rõ nếu bạn sử dụng công nghệ HDR trên TV.
Tiếp theo là những khái niệm về độ tương phản động (hayContrast Ratio)
Độ tương phản động trên TV mô tả mức độ giới hạn độ sáng và độ tương phản trên màn hình TV. Giới hạn độ tương phản động cao sẽ mang tới chất lượng hình ảnh chân thực, và chi tiết hơn rất nhiều. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, các nhà sản xuất thường đưa ra những con số “ảo” khiến chúng ta phải trầm trồ trước khả năng của màn hình TV. Do đó, hãy tự cảm nhận và đưa ra ý kiến trực quan.
Nguyễn Nguyễn
Theo Tomsguide
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam