Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Để biết được câu trả lời, chúng ta sẽ cùng đi so sánh hai chiếc máy ảnh này.
Thân máy
So sánh kích thước Fujifilm X-T30 và Sony a6400 gồm mặt trước, bên trên và mặt sau được thể hiện trong hình minh họa bên dưới.
X-T30 đi với 3 phiên bản màu là đen, bạc và bạc than, còn a6400 chỉ có phiên bản màu đen.
Từ phía trước, có thể thấy a6400 nhỏ hơn khá nhiều (18%) so với X-T30, tuy nhiên lại nặng hơn X-T30 (5%). Cả hai có cùng đặc điểm là không kháng thời tiết.
Xét từ phía trên, so sánh trên vẫn là chưa đủ bởi đó là chưa kể ống kính được lắp thêm vào. Mặc dù vậy, cả hai mẫu máy đều được chế tạo xoay quanh cảm biến ảnh APS-C, cho nên ống kính tương ứng của chúng cũng sẽ có xu hướng tương đồng nhau về kích thước và trọng lượng. Máy ảnh mirrorless có một ưu điểm là khoảng cách buồng tối ngắn, tạo điều kiện đa dạng lựa chọn ống kính những dòng khác dùng qua ngàm chuyển.
Về thời lượng pin, X-T30 chụp được 380 lần trên pin NP-W126S, trong khi a6400 chụp được 410 ảnh trên pin NP-FW50. Hai viên pin này đều tái sạc được ngay trên máy thông qua cổng USB, tiện lợi khi đang di chuyển.
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt các thông số kỹ thuật chính của Fujifilm X-T30 và Sony a6400, bên cạnh một số đối thủ cùng phân khúc khác.
Giá bán cũng là một cách để các nhà sản xuất cho biết phân khúc thị trường mà một mẫu máy ảnh sẽ hướng đến là gì. Cả hai chiếc máy ảnh Fujifilm và máy ảnh Sony có giá bán giống nhau và được xếp vào cùng một phân khúc, với đối tượng người dùng là vlogger hoặc quay phim không chuyên.
Cảm biến
Kích thước cảm biến trên một chiếc máy ảnh kỹ thuật số là một trong những yếu tố chính quyết định chất lượng hình ảnh. Cảm biến lớn nói chung có điểm ảnh đơn lớn hơn cho độ nhạy khi chụp thiếu sáng tốt hơn, dynamic range rộng hơn, giàu độ sâu màu hơn là các điểm ảnh nhỏ trên cảm biến của thế hệ công nghệ tương tự. Hơn thế, máy ảnh cảm biến lớn tạo nhiều cơ hội sáng tạo hơn cho các nhiếp ảnh gia khi sử dụng độ sâu trường nông để tách đối tượng khỏi hậu cảnh. Nhược điểm là cảm biến lớn đi đôi với chi phí sản xuất đắt đỏ cũng như làm tăng kích thước và trọng lượng của máy ảnh, ống kính.
Fujifilm X-T30 và Sony a6400 sử dụng cảm biến APS-C đi kèm với hệ số crop 1.5 lần. Đặc điểm này khiến hai mẫu máy được xếp vào loại máy ảnh có cảm biến kích thước trung bình hướng đến mục đích cân bằng giữa chất lượng hình ảnh và tính linh hoạt. Cả hai máy có tỉ lệ khung là 3:2 (từ chiều rộng đến chiều cao của cảm biến).
Tuy kích thước cảm biến giống nhau, X-T30 có độ phân giải cao hơn một chút là 26.1MP với với 24.2MP của a6400. Ưu điểm này giúp X-T30 dẫn trước 4% khi xét về độ phân giải. Mặt khác, các thông số cảm biến cũng thể hiện X-T30 có mật độ điểm ảnh đơn cao hơn (với pixel pitch – khoảng cách từ tâm của một điểm ảnh đến tâm của điểm ảnh kế tiếp – là 3.76μm so với 3.91μm trên a6400). Lưu ý là cả hai mẫu máy này ra mắt vào những thời điểm khá gần nhau, do đó cảm biến của chúng cũng xuất phát từ cùng một thế hệ công nghệ. Trở lại với độ phân giải cảm biến, X-T30 không có bộ lọc chống răng cưa (anti-aliasing filter, hay là low pass filter)) nên máy có thể ghi lại mọi chi tiết với cảm biến của mình.
Fujifilm X-T30 có dải nhạy sáng ISO 160 đến ISO 12800, mở rộng đến ISO 80-51200. Các thiết lập phản hồi ISO trên Sony a6400 là ISO 100 đến ISO 32000, với khả năng mở rộng là ISO 100-102400.
Cảm biến trên cả hai máy đều có tốc độ xử lý đủ để quay video 4K30p và chụp ảnh với đối tượng đang di chuyển.
Tính năng nổi bật
Trừ thân máy và cảm biến, máy ảnh có khả năng và hoạt động khác nhau trong phạm vi tính năng của mình. X-T3 và a6400 giống nhau là đều có kính ngắm điện tử (EVF). Tuy nhiên, EVF trên X-T30 cho độ phân giải cao hơn một chút so với EVF trên a6400 (2360k so với 2359k điểm). Bảng dưới đây liệt kê các tính năng nổi bật khác của Fujifilm X-T30 và Sony a6400, bên cạnh một số đối thủ khác cùng phân khúc.
a6400 trang bị màn hình lật 180 độ. Đặc điểm này giúp máy trở thành lựa chọn đáng ưu tiên cho vlogger và nhiếp ảnh gia thích chụp selfie hoặc quay video không chuyên. Ngược lại, X-T30 chỉ có màn hình lật thông thường.
Tốc độ màn trập và tốc độ chụp liên tiếp cho thấy khả năng của màn trập cơ. Cả hai máy đều trang bị màn trập điện tử, cho phép chụp không gây ân thanh. Tuy nhiên, chế độ này không phù hợp với các đối tượng đang di chuyển (do rủi ro gặp rolling shutter) hoặc chụp dưới ánh sáng nhân tạo (do rủi ro gặp hiện tượng flickering).
X-T30 ghi dữ liệu hình ảnh vào thẻ nhớ SDXC, trong khi a6400 sử dụng thẻ nhớ SDXC hoặc Memory Stick PRO Duo (sản phẩm độc quyền của Sony).
Kết nối
Đối với một số ứng dụng chụp ảnh, khả năng mở rộng cho phép máy ảnh giao tiếp với môi trường cũng được xem là một đặc điểm quan trọng để quyết định một chiếc máy ảnh. Bảng sau thể hiện tổng quan khả năng kết nối của Fujifilm X-T30 và Sony a6400, và các giao thức mà cả hai máy trang bị để điều khiển phụ kiện và truyền tải dữ liệu, bên cạnh một số đối thủ khác trong cùng phân khúc.
Cả X-T30 và a6400 là các mẫu máy ảnh mới nhất trong dòng sản phẩm hiện nay của hãng. a6400 sẽ thay thế hoàn toàn người tiền nhiệm a6300, trong khi X-T30 tiếp bước siêu phẩm X-T3.
Tạm kết
Có thể tóm tắt ưu điểm của từng máy như sau:
Fujifilm X-T30:
- Chi tiết tối đa: Bỏ bộ lọc anti-aliasing để mở rộng tiềm năng phân giải tối đa của cảm biến
- Màn hình LCD chi tiết hơn: Với số điểm ảnh cao hơn (1040k vs 922k)
- Truyền dữ liệu nhanh: Hỗ trợ giao thức USB tiên tiến hơn (3.1 vs 2.0)
Sony a6400:
- Kiểm soát moiré tốt hơn: Có bộ lọc anti-aliasing để tránh các hiện tượng lỗi hình
- EVF lớn hơn: Với tỉ lệ phóng đại cao hơn (0.70x vs 0.62x)
- Selfie thân thiện hơn: Màn hình lật 180 độ
- Tốc độ chụp liên tiếp cao: Với tốc độ 11 fps (11 vs 8 fps) bắt kịp mọi khoảnh khắc
- Nhỏ gọn hơn: Kích thước nhỏ hơn (120×67 mm vs 118×83 mm), bỏ vừa túi hơn
- Dễ dàng kết nối với các thiết bị khác hơn: Hỗ trợ NFC để truyền dữ liệu vô tuyến nhanh hơn ở khoảng cách gần
Nên mua Fujifilm X-T30 hay Sony a6400?
Nếu chỉ dựa vào tóm tắt trên, không khó để thấy Sony a6400 chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, ưu điểm của một chiếc máy ảnh không chỉ gói gọn trong vài thông số lớn hơn hay nhỏ hơn, mà còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và ưu tiên của nhiếp ảnh gia. Để chọn máy ảnh, hãy xem xét trọn vẹn các khía cạnh của máy, xem chúng có phù hợp với ưu tiên của bạn hay không.