Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Điều hòa bị chảy nước không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt mà còn có thể khiến độ ẩm trong căn phòng tăng cao, lâu dần gây mùi hôi và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Với các gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ thì tình trạng ẩm ướt còn dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như: ho, viêm phế quản. Thậm chí, điều hòa bị chảy nước còn có thể gây chập điện, rò rỉ điện ra môi trường bên ngoài rất nguy hiểm.
8 nguyên nhân khiến điều hòa bị chảy nước
8 lý chính khiến điều hòa bị chảy nước gồm:
1 – Tắc ống thoát nước: Nguyên nhân khiến ống thoát nước bị tắc là do bụi bẩn, côn trùng tích tụ quá lâu trong dàn lạnh nhưng không được vệ sinh. Bên cạnh đó, ống thoát nước bị tắc còn có thể do điều kiện khí hậu ẩm thấp khiến nấm mốc, rêu, vi khuẩn phát triển. Hậu quả là nước không thể thoát ra ngoài nên ngưng tụ bên trong và rò rỉ ra ngoài.
2- Dàn lạnh không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ: Khiến màng lọc bám nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và tác nhân gây hại. Hậu quả là gây ra tình trạng đóng băng bởi luồng khí mát bị chặn bên trong. Khi tắt ddi3uef hòa, băng sẽ tan chảy và tạo ra lượng nước dư thừa chảy rò rỉ ra ngoài.
3- Máng thoát nước bị nghẽn, nứt hoặc vỡ: Nguyên nhân này thường gặp ở các dòng máy điều hòa cũ đã dùng trong thời gian dài làm máng bị nghiêng. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện ở điều hòa mới mua do quá trình vận chuyển làm nứt, vỡ máng nước hoặc lắp đặt không đúng kỹ thuật.
4- Lắp đặt điều hòa không đúng cách: Do thợ lắp điều hòa thiếu kinh nghiệm lắp đặt đường ống thoát nước quá dài nhưng không có lỗ thông gió hoặc không có độ dốc.
5- Điều hòa bị thiếu hoặc hết gas: Do sử dụng lâu khiến các mối hàn bị oxy hóa hoặc do lắp đặt sai kỹ thuật.Thiết bị không đủ gas gây hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh, gây chảy nước ra ngoài.
6- Cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng: Khi tắt điều hòa thì các tảng băng đó sẽ chảy và rò rỉ nước ra ngoài. Có 2 nguyên nhân chính khiến cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng gồm giảm lưu lượng gió và rò rỉ chất làm lạnh.
7- Khay thoát nước bị hỏng hoặc quá cũ: Nếu chiếc máy điều hòa của bạn đã sử dụng hơn 10 năm và xuất hiện tình trạng rò rỉ nước thì nguyên nhân có thể là do khay thoát nước đã bị hỏng hóc hoặc rỉ sét không thể hứng được nước.
8- Dàn ngưng tụ gặp vấn đề: Chức năng của dàn ngưng tụ là thoát nước ra ngoài để ngăn sự cố rò rỉ. Vì thế, nếu bộ phận này bị hỏng điều hòa sẽ chảy nước.
Cách khắc phục điều hòa bị chảy nước
Khi điều hòa bị chảy nước, bạn nên tắt và ngừng sử dụng điều hòa ngay. Sau đó tìm hiểu xác định chính xác nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.
1- Do tắc ống thoát nước: Thông tắc ống thoát nước bằng sử dụng máy hút bụi, máy hút nước, máy bơm áp lực.
2 – Do dàn lạnh không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ: Vệ sinh dàn lạnh, gỡ lưới lọc bụi ra để loại bỏ hết bụi bẩn.
3- Do máng thoát nước bị nghẽn, nứt hoặc vỡ: Bạn không thể tự khắc phục lỗi này, hãy liên hệ với thợ sửa điều hòa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
4- Do lắp đặt điều hòa không đúng cách: Bạn không thể tự khắc phục lỗi này, hãy liên hệ với thợ sửa điều hòa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
5- Do điều hòa bị thiếu hoặc hết gas: Nếu thiếu gas thì sẽ được bơm gas thêm, còn hết gas thì phải thay gas mới. Hãy liên hệ với thợ sửa điều hòa chuyên nghiệp để được hỗ tợ tốt nhất.
6 – Do khay thoát nước bị hỏng hoặc quá cũ: Liên hệ ngay đến đơn vị sửa chữa và nhân viên chuyên nghiệp để thay thế khay thoát nước mới.
7 – Do cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng: Kiểm tra và khắc phục cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng.
8 – Do dàn ngưng tụ gặp vấn đề: Hãy liên hệ với thợ sửa điều hòa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
Một số mẹo giúp hạn chế hiện tượng điều hòa bị chảy nước
Bạn có thể làm giảm nguy cơ điều hòa bị chảy nước bằng cách:
+ Vệ sinh điều hòa định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần, lưới lọc bụi nên vệ sinh 1 tháng/lần.
+ Thay bộ lọc không khí sau 4 – 5 tháng sử dụng.
+ Bảo trì, bảo dưỡng máy điều hòa định kỳ 3 – 4 tháng/lần.
+ Thay điều hòa mới nếu chiếc điều hòa nhà bạn đã dùng trên 10 năm.
Trên đây là thông tin về 8 nguyên nhân khiến điều hòa bị chảy nước kèm theo cách khắc phục tương ứng. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng điều hòa!