Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Các biểu hiện của điện thoại bị sọc màn hình
Tình trạng điện thoại bị sọc màn hình có thể xảy ra với các biểu hiện khác nhau tùy từng máy, cũng như tình trạng hỏng hóc. Các biểu hiện thường gặp có thể kể tới như:
- Màn hình điện thoại bị sọc 1 đường dọc màu trắng hoặc màu xanh lá cây
- Màn hình điện thoại bị sọc ngang, kèm nhấp nháy
- Màn hình điện thoại bị sọc 7 màu dọc toàn màn hình
- Màn hình điện thoại sọc nhiều đường dọc màu đen, màu vàng
Ngoài ra, tình trạng điện thoại bị sọc màn hình còn có thể kèm theo các vấn đề như trắng mờ toàn màn hình, liệt hoặc loạn cảm ứng, máy bị đơ… Mỗi biểu hiện của tình trạng sọc màn hình điện thoại thường đi kèm với các trục trặc khác nhau, phần dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn.
2. Nguyên nhân và cách sửa chữa điện thoại bị sọc màn hình
Có khá nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng điện thoại bị sọc màn hình. Trong đó các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
2.1. Điện thoại bị sọc màn hình do bị ngấm nước hoặc va đập, rơi
Nếu trước đó điện thoại đã từng bị vào nước, hoặc bị rơi và va đập thì tình trạng sọc màn hình phần lớn là do màn hình bị hỏng. Biểu hiện của lỗi này là điện thoại bị sọc màn hình kèm theo liệt cảm ứng nơi có sọc màn hình. Một số điện thoại bị sọc 7 màu, hoặc bị sọc ngang thì cũng thường là do bị rơi gây ra.
Nếu gặp tình trạng này thì tỷ lệ cao là cần phải thay màn hình mới cho máy. Tùy điện thoại mà chi phí thay màn hình dao động từ 800.000 đồng trở lên. Chi phí thay màn hình LCD chỉ khoảng 800.000 đồng cho tới 2 triệu đồng, tuy nhiên điện thoại sử dụng tấm nền OLED thì mức giá sẽ siêu đắt, đơn cử chi phí thay màn hình iPhone 14 Pro Max lên tới 9,7 triệu đồng.
2.2. Điện thoại bị sọc màn hình do xung đột phần mềm
Việc trên máy có những phần mềm không tương thích có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sọc màn hình xanh hoặc trắng. Biểu hiệu của tình trạng này điện thoại sọc màn hình mà cảm ứng vẫn nhạy ở tất cả các vị trí.
Để khắc phục, bạn gỡ ứng dụng mới tải (nếu có), sau đó dùng phím vật lý để khởi động lại máy. Hoặc kỹ hơn bạn có thể dùng Khôi phục cài đặt gốc để khắc phục tình trạng này. Với cách thức đơn giản này bạn đã có thể sửa điện thoại bị sọc màn hình mà không tốn chi phí.
Tình trạng iPhone 14 Pro Max bị sọc màn hình xanh hồi cuối năm 2022 là một ví dụ cho tình trạng xung đột phần mềm gây sọc màn hình điện thoại. Sau khi Apple đưa lên bản cập nhật iOS 16.3 đã khắc phục được lỗi này.
2.3. Điện thoại bị sọc màn hình do hỏng socket
Socket là bộ phận truyền tín hiệu giữa màn hình và main, khi bộ phận này gặp trục trặc có thể gây nên tình trạng sọc màn hình xanh trên điện thoại. Khi điện thoại bị hỏng socket thì đương nhiên cần phải thay mới, mức chi phí thay socket màn hình chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng.
2.4. Điện thoại sọc màn hình trắng do bị nhiễm từ
Khi điện thoại đặt gần các vật nhiễm từ như nam châm, loa… thì có thể gây nên tình trạng màn hình bị sọc màn hình trắng, hoặc sọc ngang, một số thì bị mờ toàn màn hình. Kèm theo đó là tình trạng cảm ứng bị loạn, các hình ảnh trên màn hình cũng sắp xếp lộn xộn.
Cách khắc phục tình trạng điện thoại bị sọc màn hình trắng do nhiễm từ thì là cần đặt máy tránh xa các vật có từ tính, đồng thời thực hiện khởi động lại máy, hoặc nếu không được phải tiến hành khôi phục cài đặt gốc.
2.5. Điện thoại sọc màn hình do kém chất lượng
Nếu như trước đó bạn mới thay màn hình cho điện thoại, và sau khoảng 2-3 tháng (cũng là hết thời gian bảo hành) xuất hiện tình trạng sọc màn hình thì phần lớn do chất lượng màn hình kém.
Các cửa hàng sửa chữa nhỏ lẻ, không uy tín thường sử dụng các loại màn hình kém chất lượng để thay cho khách, nhưng do giá rẻ nên nhiều người dùng vẫn “bất chấp”. Và nếu điện thoại sọc màn hình do chất lượng màn hình kém thì bạn chỉ có thể cách giải quyết duy nhất là thay màn hình khác.
2.6. Điện thoại bị sọc màn hình trắng do Burn-in
Hiện tượng Burn-in (lưu màn hình) là lỗi cố hữu của điện thoại sử dụng màn hình OLED (như iPhone, các dòng Galaxy S series…). Được thể hiện bằng việc màn hình có những điểm mờ nhòe hoặc lưu hình ảnh từ giao diện cũ, chuyển sang giao diện mới vẫn không được khắc phục.
Lỗi này gần như rất hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi gặp tình trạng này, bạn cần khởi động lại máy hoặc khôi phục cài đặt gốc là khắc phục được. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên cập nhật các phần mềm mới nhất khi hệ thống có thông báo.
Trong trường hợp sau khi khôi phục cài đặt gốc mà tình trạng burn-in vẫn không được khắc phục thì bạn nên mang máy tới trung tâm bảo hành chính hãng để được xử lý miễn phí.
iPhone 15 bị burn-in là một trong những ví dụ cho tình trạng này, và giải pháp của Apple là đã đưa ra bản iOS 17.1 để xử lý tình trạng này.
3. Điện thoại bị sọc màn hình để lâu có lan ra không? Chi phí sửa bao nhiêu tiền?
Nhiều người có điện thoại bị sọc màn hình thường trì hoãn việc sửa chữa luôn vì các đường sọc nhỏ mảnh, kết hợp cảm ứng vẫn hoạt động tốt nên “không ảnh hưởng nhiều”. Tuy nhiên, vẫn thắc mắc là liệu điện thoại bị sọc màn hình có lan ra không, để lâu có sao không…
Trên thực tế, tình trạng sọc màn hình điện thoại thường rất hiếm khi lan ra hoặc xuất hiện thêm các đường sọc khác nếu ban đầu chỉ có 1 đường sọc dọc màn hình. Dẫu vậy, nếu gặp tình trạng điện thoại bị sọc màn hình thì người sử dụng nên đi sửa luôn để không ảnh hướng tới việc sử dụng máy, và nếu lỗi nhỏ thì chi phí sửa màn hình điện thoại sọc màn hình cũng không cao.
Chi phí sửa điện thoại sọc màn hình sẽ thay đổi tùy nguyên nhân dẫn tới vấn đề. Với các lỗi linh kiện thì có thể chi phí chỉ vài chục hoặc vài trăm nghìn đồng, tuy nhiên nếu màn hình bị hỏng thì việc thay mới màn hình sẽ tốn chi phí hàng triệu đồng.
Khi sửa điện thoại bị sọc màn hình, bạn nên tới trung tâm bảo hành chính hãng hoặc các đơn vị sửa chữa uy tín, có chế độ bảo hành dài hạn với từng hạng mục thay thế, sửa chữa để đảm bảo an tâm khi sử dụng lâu dài.