1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Điểm danh các loại ống kính máy ảnh

Máy ảnh luôn đi kèm với ống kính vậy nên bạn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn phải hiểu biết về ống kính của máy ảnh. Bài viết này giúp bạn liệt kê các loại ống kính và gải thích về công dụng và cách dùng của từng loại.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Ống kính máy ảnh có nhiều loại, có loại sở hữu một tiêu cự cố định lại có loại sở hữu dải tiêu cự. Sự khác nhau về tiêu cự đã tạo nên các loại ống kính khác nhau.

Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn các loại ống kính máy ảnh khác nhau và chức năng của từng loại.

(Chú ý: nếu bạn đang sử dụng máy ảnh định dạng APS-C thì bạn nên tìm hiểu kỹ về hệ số phóng đại x1,6)

Ống kính góc rộng

Theo như lý thuyết thì ống kính góc siêu rộng sẽ có tiêu cự dưới 20 mm. Ống kính góc rộng thì có tiêu cự từ 21-35 mm. Với sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số và định dạng APS-C, các hãng máy ảnh cũng bắt đầu sản xuất loại ống kính chuyên dụng dành cho loại định dạng này. Ống kính dành cho dòng DSLR crop frame có dải zoom từ 10-24 mm, một số loại thì giảm xuống mức siêu rộng 8 mm.

Ống kính góc rộng thường được các nhiếp ảnh gia phong cảnh và kiến trúc sư sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra nó cũng được sử dụng nhiều khi chụp hình tập thể.

Tokina AT-X 116 Pro DX là một ví dụ cho loại ống kính góc rộng (11-16 mm).

Ống kính tầm trung

Ống kính tầm trung có dải tiêu cự 35-70 mm. Hầu hết các ống kính tầm trung thường là ống kính cố định 50 mm.

Các nhiếp ảnh gia thường sử dụng loại ống kính này để chụp ảnh tài liệu và chụp ảnh đường phố, đường phố là nơi họ cần di chuyển nhanh và “chộp” những khoảnh khắc thú vị. Các nhiếp ảnh gia tiên phong trong phong trào chụp ảnh đường phố hiện đại (như Henri Cartier-Bresson chẳng hạn) thường sử dụng ống kính 50 mm, họ chọn cách tự mình di chuyển xung quang để có được những bức hình đẹp nhất.

Ống kính Nikon 50 mm f1,8D chính là một ví dụ cho dòng ống kính cố định tầm trung

Ống kính tele tầm trung/Ống kính chân dung

Các nhiếp ảnh gia chụp chân dung thường sử dụng dải tiêu cự 80-135 mm. Ống kính cố định ở độ dài này sẽ tạo ra phần khung hoàn hảo cho các bức chuph phần đầu và vai. Các ống kính này là loại chuyên dụng nhưng giá cả lại rất phải chăng.

Canon EF 100mm F/2.8 Macro USM là một ví dụ của dòng ống kính tele tầm trung này.

Ống kính tele

Bất cứ ống kính nào có dải zoom từ 135-300 mm thì chúng đích thực là ống kính tele. Các hãng sản xuất vô số loại ống kính dành cho dải zoom này với vô số mức giá khác nhau.

Theo lý thuyết thì ống kính tele là dành riêng các nhiếp ảnh gia thể thao và các nhiếp gia chụp cảnh thiên nhiên, chức năng chủ yếu của loại ống kính này là thu ngắn khoảng cách của các vật thể ở xa.

Một ví dụ tiêu biểu cho dòng ống kính này là ống kính Canon EF 200mm f/2L IS USM.

Ống kính chuyên dụng

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại ống kính chuyên biệt, chúng tôi sẽ liệt kê ở đây những loại tiêu biểu nhất:

+ Super Telephoto: Loại ống kính này có tiêu cự lớn hơn 300 mm và thường được các nhiếp ảnh gia thể thao và nhiếp ảnh gia chụp thiên nhiên sử dụng. Nikon AF-S Nikkor 400mm f/2.8G là ví dụ của dòng ống kính này.

+ Macro: Loại ống kính này có thể lấy nét gần hơn so với các ống kính thông thường với tỉ lệ 1:1. Chúng được sử dụng bởi các nhiếp ảnh chuyên chụp tĩnh vật, cụ thể là các vật thể nhỏ.

ống kính macro

ống kính macro

+ Fisheye: Chúng có lợi thế hơn loại ống kính góc rộng, nó chuyên làm méo các vật thể. Trung tâm ảnh sẽ bị phóng đại và các vật thể đều bị thu nhỏ kích thước.

ống kính fisheye

ống kính fisheye

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
So sánh Nikkor 24-70mm Với  Lens Canon EF 24-70mm

So sánh Nikkor 24-70mm Với Lens Canon EF 24-70mm

Đánh giá lens zoom Nikon 35-70mm f/2.8 D – Nên mua khi nào?

Đánh giá lens zoom Nikon 35-70mm f/2.8 D – Nên mua khi nào?

Đánh giá lens zoom Nikon 35-70mm f/2.8 D – Gừng càng già càng cay

Đánh giá lens zoom Nikon 35-70mm f/2.8 D – Gừng càng già càng cay

Canon PowerShot SX500 IS và Nikon Coolpix L820 - kỳ phùng địch thủ (phần 1)

Canon PowerShot SX500 IS và Nikon Coolpix L820 - kỳ phùng địch thủ (phần 1)

Canon PowerShot SX500 IS và Nikon Coolpix L820 - kỳ phùng địch thủ (phần 6)

Canon PowerShot SX500 IS và Nikon Coolpix L820 - kỳ phùng địch thủ (phần 6)

Canon EOS 600D - chiếc máy ảnh lý tưởng cho nhiếp ảnh gia mới vào nghề

Canon EOS 600D - chiếc máy ảnh lý tưởng cho nhiếp ảnh gia mới vào nghề

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất