Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Thiết kế, chất lượng hoàn thiện tai nghe SoundPeats Truengine 3 SE
Giống như hầu hết earbuds của Soundpeats, Truengine 3 SE được làm chủ yếu từ nhựa với bề mặt nhám hơi cao su để cải thiện độ bám. Mặt faceplate có logo nổi bật trên tông màu vàng đồng ấn tượng, khi đeo trên tai trông như bạn đang đeo đồ trang sức vậy.\
Với thiết kế dạng In-ear Monitor (IEM), Truengine 3SE chắc chắn đem lại trải nghiệm đeo vô cùng thoải mái và độ fit vừa vặn, bạn chỉ cần tìm cho mình tips tai phù hợp là có thể ngăn cách hiệu quả tiếng ồn bên ngoài. Những ai chưa quen với thiết kế IEM ban đầu có thể sẽ hơi khó chịu, nhưng khi đã quen rồi thì bạn gần như không cảm thấy sự hiện diện của nó, như thể bạn không đeo tai nghe vậy.
Hộp đựng rất nhẹ, kể cả đặt tai nghe vào trong vẫn nhẹ. Độ dày của nó ngang ngửa bản gốc nhưng vẫn đủ nhỏ để bạn có thể đút túi. Phía sau hộp có cổng sạc USB-C và đèn báo lượng pin.
Tổng quan ngoại hình tai nghe Truengine 3 SE khá giống với bản gốc, nhưng cũng có vài chi tiết nhỏ khác biệt. Thứ nhất là nó mỏng hơn và chỉ sử dụng hai chân để nối với trấu sạc, trong khi bản gốc là ba chân. Thứ hai, trong khi bản gốc dùng nút bấm vật lý thì Truengine 3 SE là cảm ứng điện dung. Thứ ba, tiêu chuẩn chống nước của tai nghe được nâng lên IPX5, so với bản gốc là IPX4.
Kết nối và độ trễ
Tai nghe không dây Truengine 3SE được trang bị con chip QCC3030 từ Qualcomm, công nghệ Bluetooth 5.0 và hỗ trợ codec cao cấp aptX. Phạm vi hoạt động của tai nghe là 10 mét (chưa tính vật cản) nhưng tín hiệu chưa được tốt lắm, nhiều lúc bị mất kết nối đột ngột. Một ưu điểm nữa là chiếc tai nghe SoundPeats này có độ trễ không đáng kể khi xem video trên Youtube, đồng bộ khá nhịp nhàng.
Chất lượng âm thanh của SoundPeats Truengine 3 SE
Do có tới 2 driver dynamic cho nên khả năng xử lý âm thanh của Truengine 3 SE là rất ấn tượng. Một driver để xử lý các tần số âm thanh, trong khi driver còn lại cố gắng tạo ra sự tách bạch nhất có thể. Kết quả, ta có được âm thanh nói chung là nhiều chi tiết và rõ ràng.
Âm trầm của tai nghe Truengine 3SE có lực vừa phải, đủ tác động, những người thích tai nghe nhiều trầm chưa hẳn sẽ thích điều này. Giọng hát là thế mạnh của tai nghe này, nó quá tiến về phía trước, cũng không quá lùi về phía sau, chỉ có thể nói là vừa vặn. Độ chi tiết và rõ ràng tuyệt vời mà không cần ta phải tập trung hết mức vào đó.
Âm bổng đủ sáng và lấp lánh để thêm phần phấn khích, đặc biệt là trong những bản nhạc vui nhộn. Cá nhân tôi muốn có thêm một chút độ thoáng và độ giòn ở cao âm.
Đánh giá tổng thể chất âm của SoundPeats Truengine 3 SE hơi nghiêng về phía ấm, có lẽ SoundPeats cố tình làm vậy để ta có thể dùng tai nghe trong nhiều giờ mà không bị mỏi. Về chất lượng micro, nó có thể thu giọng nói với độ chi tiết đủ để đầu dây bên kia nghe thấy rõ ràng.
Thời lượng pin
SoundPeats tuyên bố tổng thời gian sử dụng của Truengine 3 SE lên đến 30 giờ, trong đó earbud có 6,5 giờ và hộp sạc cung cấp thêm 23,5 giờ nữa. Thời gian này không phải quá ấn tượng ở thời điểm này nhưng cũng đủ cho các mục đích thực tế.
Tạm kết
Nhìn chung, SoundPeats Truengine 3 SE nhận được khá nhiều nâng cấp so với bản gốc. Thiết kế mới mỏng hơn giúp nó trông thời trang hơn khi nằm trên tai và IPX5 có thể giúp nó sống được khi chẳng may dính nước.
Mặc dù cá nhân tôi đánh giá cao việc sử dụng điều khiển cảm ứng, nhưng thực tế nhiều người vẫn thích nút vật lý hơn. Tai nghe không có chống ồn chủ động nhưng với độ fit hoàn hảo nó vẫn có thể chống ồn bị động một cách tuyệt vời khi sử dụng tips tai bọt biển đi kèm.
Về âm thanh, Truengine 3 SE có sự cân bằng tốt ở các dải âm. Đó là một loại âm thanh cho phép bạn thưởng thức âm nhạc hàng giờ liền mà không mệt mỏi, tuy nhiên, nếu low-end được thêm một chút sẽ tuyệt vời hơn nữa.
Thời lượng pin vừa vặn, không quá nhiều nhưng đủ dùng cả ngày.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cặp tai nghe IEM có âm thanh tuyệt vời, nhiều tính năng tiện lợi và trên hết là giá của nó khá rẻ, chỉ có 59 USD (tương đương 1,3 triệu đồng).