Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đánh giá thiết kế QCY T5
QCY T5 vẫn có kiểu thiết kế cuống dài như người đàn anh QCY T3, tuy nhiên phần đầu của nó đã được làm lại trông tròn trịa và liền khối hơn. Tuy nhiên so với QCY T3 thì độ thoải mái khi đeo T5 đã được cải thiện đáng kể. Nhất là phần ống nghe và tip tai. Ống nghe của nó trở lại kích thước bình thường với tip tai silicon tròn cho độ fit tốt nhất, hiệu quả cách âm cao và âm thanh cũng sẽ tốt hơn vì thế.
Hộp sạc của QCY T5 trông vẫn phổ thông như các mẫu hộp sạc trước đó, không có gì nổi bật cả. Màu đen tuyền trông cứng cáp và đóng mở chắc chắn bằng nam châm. Trọng lượng của hộp khác nhẹ và được sạc bằng cổng micro USB. Theo nhà sản xuất thì hộp của nó có thể sạc đầy tai nghe 3 lần trước khi cần sạc lại.
Còn tai nghe, thời lượng pin của nó là 4 giờ, tương đương với mẫu Airpods Pro. Ở mức giá khoảng 600.000 đồng thì như thế đã là quá đủ rồi, mình không đòi hỏi gì hơn.
Kết nối và điều khiển trên QCY T5
Không giống như QCY T3, cơ chế điều khiển QCY T5 đã thay đổi ít nhiều. Đáng tiếc nhất là nó đã loại bỏ khả năng tăng giảm âm lượng khi vuốt phầm cuống, còn lại không thay đổi.
- Chạm 2 lần để play/pause
- Chạm dài bên phải để chuyển bài, bên trái để trở lại
- Chạm 3 lần vào bên trái để bật trợ lý ảo
Điều tuyệt vời là khả năng chuyển đổi âm thanh của nó. Khi đeo một bên và một bên đặt trong hộp bạn chỉ có âm thanh mono, nhưng khi đeo bên còn lại lên thì nó sẽ chuyển ngay sang stereo. Rất ấn tượng.
Nhờ bluetooth 5.0, khả năng kết nối của QCY T5 có thể nói là tuyệt vời, ổn định và hoàn hảo trong mọi tình huống. Phạm vi kết nối tối đa là 10 mét ngay cả khi có vật cản giữa tai nghe và điện thoại. Kể cả khi đi vào những nơi dễ nhiễu sóng thì tai nghe vẫn cho tín hiệu tốt và sẽ tự động bật khi bạn đặt chúng vào tai.
Nghe gọi – Xem video
Ở phía trên mình còn sót một cơ chế điều khiển, đó là bằng cách chạm vào bên phải 3 lần bạn sẽ kích hoạt chế độ đặc biệt, Game Mode. Đây là chế độ dành riêng cho việc chơi game và hiệu suất của nó hết sức tuyệt vời, dù chưa thể bằng tai nghe có dây nhưng như thế đã là rất khá so với các mẫu tai nghe không dây khác. Mặt khác, bạn cần lưu ý là nếu bật Game Mode mà nghe nhạc thì âm thanh sẽ bị biến dạng đôi chút nhé, thế nên chỉ bật nó khi nào chơi game thôi.
T5 tương thích với cả hệ điều hành Android lẫn iOS. Xem video gần như không có độ trễ thậm chí là xem trực tuyến cũng rất mượt. Đó là điều cực kỳ đáng khen vì rất ít model tai nghe true wireless ở tầm tiền này làm được điều đó.
Chất lượng cuộc gọi trên T5 thì tốt như T3. Giọng nói của bạn ở đầu dây bên kia to và rõ ràng, nghe gọi trong nhà hay ngoài đường đều ổn.
Chất lượng âm thanh của QCY T5
T5 có âm trung và âm cao rõ ràng tương tự như các mô hình trước đó. Cả giọng nam và nữ đều phát ra với sự rõ ràng và sống động. Có những âm thanh được đẩy về phía trước và đóng vai trò trung tâm, mà không loại trừ các nhạc cụ và tần số khác. Các nhạc cụ trong âm trung và âm cao, chẳng hạn như cymbals, trống và piano, âm thanh rõ ràng. Có hiện tượng sibilance nhưng không đáng kể.
Tuy nhiên, QCY T5 có âm thanh hơi khác so với người tiền nhiệm của nó. Nó không có âm trầm impact như thế. Bass của T5 hơi thiếu lực và lượng, nó có thể xử lý được những bản nhạc không thiên về bass nhưng khi chuyển sang Dance hay EDM thì sự thiếu hụt bắt đầu lộ rõ. Cho nên nếu bạn đã từng yêu thích âm trầm của T3 có thể sẽ thất vọng với trầm của T5.
Dù vậy, tổng thể mà nói chất âm của QCY T5 có sự cân bằng tốt, cả 3 dải đều rất sạch, chi tiết tốt và nghe được nhiều thể loại nhạc, chỉ bị hạn chế ở một số loại nhạc mạnh thôi chứ cũng không đến nỗi nào.
Lời kết
Nhìn chung mình vẫn đánh giá rất cao QCY T5. Từ thiết kế cho đến chất âm của nó đều vượt xa tầm tiền, thêm nữa chế độ chơi game rất thú vị, nó khắc phục được nhược điểm mà các cặp tai nghe true wireless cùng tầm tiền vẫn hay mắc phải, độ trễ. Nếu đang tìm kiếm một cặp tai nghe tốt ở mức giá này, mình khuyên bạn đừng phân vân gì cả mà hãy lựa chọn T5, rất đáng đồng tiền bát gạo.