Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
LG G Flex 2
Ưu điểm:
–
Nhược điểm:
–
Tại triển lãm CES 2015, khách mời đã hết sức bất ngờ và thỏa mãn trước sự góp mặt của LG G Flex thế hệ thứ hai cùng nhiều cải tiến vượt bậc về sức mạnh xử lý cũng như các tính năng đi kèm.
Cùng chúng tôi điểm qua những nét đáng chú ý của LG G Flex 2 trong bài viết dưới đây nhé.
Đánh giá về thiết kế
Ấn tượng đầu tiên về LG G Flex 2 chắc chắn là đến từ lớp vỏ bề ngoài của nó. Khác với nhiều mẫu smartphone vỏ nhám, hay vỏ kim loại đục thông thường, LG G Flex 2 tất nhiên là chỉ sử dụng vỏ nhựa dẻo, nhưng trông rất trơn láng và bỏng bẩy, giống như một mẫu xe hơi thể thao vậy.
Nét cong tự nhiên và dáng vẻ cao cấp vẫn là những gì mà LG G Flex thế hệ thứ 2 giữ lại được từ người tiền nhiệm của nó. Tuy nhiên trông nó thanh thoát và đỡ bị dày mình hơn hẳn so với mẫu G Flex ra mắt năm 2013, chủ yếu nhờ vào kích thước được thu gọn đánh kể: màn hình từ 6 inch xuống chỉ còn 5,5 inch.
Bên cạnh đó, các chi tiết truyền thống của LG vẫn được giữ nguyên như lớp viền bezel mỏng, các nút cứng đặt phía sau ốp lưng, ngay dưới camera chính cùng nhiều chi tiết được tối ưu khác hứa hẹn sẽ mang một sự cạnh tranh lớn tới các mẫu smartphone cao cấp hiện nay trên thị trường.
Tuy vậy, một điều khá đáng tiếc đó là độ cong của màn hình trên LG G Flex 2 vẫn không có nhiều thay đổi so với nguyên mẫu vào năm 2013 như nhiều tín đồ công nghệ chờ mong. Chiếc điện thoại vẫn với độ cong 700mm, và chỉ có thể chống chịu được một sức nén nhất định để duỗi thẳng ra, và co lại bình thường.
Hiện LG G Flex 2 có hai màu cơ bản, là màu Platinum bạc và Đỏ Flamenco đều rất ấn tượng vì làm nổi bật lên nét cá tính, sang trọng của sản phẩm.
Đánh giá về màn hình vả khả năng hiển thị
Tuy bị thu gọn kích thước màn hình lại chỉ còn 5,5 inch so với 6 inch như người tiền nhiệm G Flex 2013, nhưng chiếc smartphone này vẫn được đánh giá rất cao về khả năng hiển thị. Với màn hình OLED, hình ảnh trên LG G Flex vẫn đảm bảo được độ trung thực về màu sắc, cũng như độ rõ nét cần có. Độ cân bằng màu sắc giữa các điểm sáng tối cũng được thể hiện tốt dù được hiển thị qua màn hình cong của nó.
Không bằng siêu phẩm LG G3 ở độ phân giải QHD 2560 x 1440 pixel, mà chỉ dừng lại ở cấp độ Full HD 1080p truyền thống, nhưng LG G Flex 2 vẫn hiển thị hình ảnh sắc nét và chi tiết với mật độ điểm ảnh cao (403 ppi), đảm bảo được chất lượng hình ảnh và các vật thể.
Trái với trong tưởng tượng, mặc dù có màn hình khá cong, nhưng hình ảnh hiển thị trên LG G Flex 2 không hề bị bóp méo, và không tạo ra các vấn đề trực quan khác. Mặc dù vậy, chúng hầu như cũng không giúp bạn cải thiện chất lượng hình ảnh, hay góc nhìn giống như những điều mà TV màn hình cong làm được.
Nhìn chung, màn hình trên LG G Flex 2 vẫn đem lại một sự cải tiến đáng kể so với người tiền nhiệm của nó, mà rõ rệt nhất là ở chất lượng hiển thị, khi vừa thu gọn kích thước 6 inch xuống còn 5,5 inch, và đồng thời tăng độ phân giải từ HD 720p lên 1080p. Với cải thiện này, chất lượng hình ảnh trên LG G Flex 2 hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với những siêu phẩm đương thời như iPhone 6 hay Samsung Galaxy S5.
Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc những đánh giá về tính năng và phần cứng của LG G Flex 2.
(Còn tiếp)
Nguyễn Nguyễn
Theo TrustedReview
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam