1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Đánh giá Lenovo ThinkPad P53: Kiểu dáng xách tay, hiệu năng máy bàn

Lenovo ThinkPad P53 là mẫu máy trạm đáng mua nhất trong năm 2019 với hiệu năng khủng bố không kém cạnh máy tính để bàn cao cấp mà vóc dáng vẫn đủ di động, tiện lợi.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Như chúng ta vẫn biết, laptop có thiết kế di động, tiện lợi nhưng về mặt hiệu năng nó khó mà sánh được với máy tính để bàn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của máy trạm. Ưu điểm của dòng máy này là vừa giữ được vóc dáng nhỏ gọn nhưng hiệu năng cực kỳ cao, thừa sức chiến game hoặc xử lý các tác vụ đồ họa nặng nề, tính bảo mật cũng rất cao. Và dòng máy trạm mới nhất vừa được Lenovo tung ra thị trường có tên là ThinkPad P53. Model này hứa hẹn sẽ là lựa chọn sáng giá dành cho người dùng có yêu cầu cao về hiệu suất sử dụng trong năm 2019.

laptop lenovo thinkpad p53

Đánh giá thiết kế Lenovo ThinkPad P53

ThinkPad P53 sở hữu tất cả những gì mà chúng ta mong đợi từ một chiếc ThinkPad: thiết kế tối giản nhưng tinh tế, độ chắc chắn tuyệt vời và bàn phím đem lại trải nghiệm gõ tốt nhất. Tuy nhiên sẽ có một vài thay đổi nhỏ ở đây. Đầu tiên là có thêm bàn phím số để làm việc hiệu quả hơn. Tiếp theo là cảm biến vân tay được chuyển xuống phía dưới phím mũi tên.

bàn phím của lenovo thinkpad p53

Các cổng kết nối trên máy cũng được sắp xếp lại hợp lý hơn. Các cổng không thường xuyên sử dụng như Ethernet, cổng nguồn được đưa ra phía sau máy. Ở hai bên cạnh là các cổng USB, jack 3.5mm.

lenovo thinkpad p53 chỉ dày hơn đồng xu một chút

ThinkPad P53 cho cảm giác chắc chắn và khắc biệt khi cầm, mặc dù vẫn là  nhựa nhưng mình thấy nó có vẻ chắc chắn hơn nhiều. Yếu tố khiến mình lo lắng duy nhất là độ chắc chắn của màn hình. Khi mình thử ấn mạnh vào phần nắp thì thấy màn hình của nó hơi bị hõm vào, dĩ nhiên mình không ấn mạnh quá kẻo nó hỏng luôn thì toi. Thế nên mình cũng khuyên bạn luôn trong quá trình sử dụng tránh tác động lực vào phần nắp của nó kẻo toi luôn màn hình bên trong.

mặt sau lenovo thinkpad p53

Về mặt tản nhiệt, P53 làm mát hệ thống rất tốt khi máy có khá nhiều lỗ thông gió được bố trí ở cả mặt dưới, cạnh bên và mặt sau thân máy. Quạt bên trong thân máy có thể hơi ồn khi hoạt động hết công suất nhưng không đến nỗi gây ồn ào mất tập trung.

Màn hình của ThinkPad P53 có tới 4 tùy chọn, bao gồm:

  • Màn OLED 15,6 inch Ultra HD 4K (3840 x 2160), 350 nit, có cảm ứng, Dolby Vision HDR 500, 100% hệ màu DCI-P3.
  • Màn IPS 15,6 inch Ultra HD 4K (3840 x 2160), chống lóa, 500 nit, Dolby Vision HDR 400, độ phủ màu 100%.
  • Màn IPS 15,6 inch Full HD (1920 x 1080), chống lóa, 500 nit, Dolby Vision HDR 400, độ phủ màu 72%.
  • Màn IPS 15,6 inch Full HD (1920 x 1080), chống lóa, 300 nit, độ phủ màu 72%.

Nếu không chuyên về đồ họa thì bạn nên chọn tùy chọn Full HD 300 nit để tiết kiệm tiền. Nếu muốn có chất lượng hình ảnh tốt hơn, độ sáng cao để xem phim và chơi game thì nên chọn  Full HD 500 nit Dolby Vision HDR400. 2 tùy chọn 4K còn lại thì dành cho những người làm thiết kế chuyên nghiệp.

mặt trước của lenovo thinkpad p53

Về cấu hình phần cứng, P53 có 5 tùy chọn card đồ họa: NVIDIA Quadro T1000 4GB, Quadro T2000 4GB, Quadro RTX 3000 6GB, Quadro RTX 4000 8GB và Quadro RTX 5000 16GB. CPU của nó cũng đa dạng không kém với các lựa chọn Core i5-9400H, Core i7-9750H, Core i7-9850H, Core i9-9880H và Intel Xeon E-2276M. RAM của máy tối đa là 128GB DDR4 2666MHz.

Đánh giá phần mềm và hiệu suất của Lenovo ThinkPad P53

Model ThinkPad P53 mà mình dùng để đánh giá trong bài có tùy chọn cấu hình RAM 64GB, CPU Intel Core i7-9850H và card đồ họa NVIDIA Quadro RTX 5000 16GB. Cấu hình náy có điểm chuẩn 3D Mark cực cao, ngang ngửa với những mẫu máy tính để bàn, thậm chí là cao hơn so với các mẫu laptop gaming nữa.

hiệu năng của lenovo thinkpad p53

Mình đã thử test P53 với Gigapixel AI, đây là phần mềm có thể nâng cấp video độ phân giải thấp lên 4K mà thường chỉ có các model PC cao cấp mới kham được. Ngay cả một số mẫu laptop chơi game hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm này. Ví dụ như model Lenovo Legion Y540, mình đã mất khá nhiều ngày mới nâng được một phút video 480p lên thành 4K.

Mình đã thực hiện bài test tương tự Legion Y540 nhưng kết quả nhận được thật đáng kinh ngạc, nó hoàn tất công việc chỉ trong một ngày. Đối với một chiếc máy trạm mà nói đây là thành tựu khá lớn, hơn nữa trong quá trình máy xử lý video quạt cũng không gây ồn quá nhiều.

Về thời lượng pin, tùy vào việc gồng gánh nhiều tác vụ hay không mà ThinkPad P53 có thời gian sử dụng khác nhau. Nếu chỉ sử dụng các tác vụ văn phòng thông thường như duyệt web, xem video và sử dụng phần mềm nhẹ thì nó có thể trụ được khá nhiều giờ. Tuy nhiên mình vẫn khuyến cáo là nên vừa cắm sạc vừa dùng.

camera của lenovo thinkpad p53

Tóm tắt những đặc điểm nổi bật của Lenovo ThinkPad P53

Dưới đây là những ưu điểm nổi bật nhất của ThinkPad P53 mà có thể bạn sẽ thích:

  • Thiết kế chuyên nghiệp. P53 sở hữu dáng vẻ ThinkPad cổ điển, mang đến tính thẩm mỹ tốt nhất của Lenovo bên cạnh sức mạnh cần thiết để hoàn thành các công việc chuyên sâu.
  • Thời lượng pin đáng kinh ngạc. Tất nhiên, baats kỳ tác vụ nào ngốn RAM nhiều đều sẽ vắt kiệt pin của P53 khá nhanh nhưng nó vẫn có thể trụ được một khoảng thời gian khá dài bằng điều chỉnh hiệu suất thông qua Lenovo Perfomance Tuner.
  • Nhiều tính năng bảo mật. Ngoài ThinkShutter để che Webcam, P53 còn có đầu đọc dấu vân tay trên chup để tách dữ liệu vân tay và khớp với mô-đun cảm biến, mang lại mức độ bảo mật cao hơn so với trình đọc vân tay match-on-host. Đồng thời Webcam IR của ThinkPad P53 có thể kết hợp với Windows Hello để nhận dạng khuôn mặt.
  • Vận hành êm ái. Thực ra thì nó không ‘êm như ru’, tuy nhiên độ ồn của quạt khi chạy hết công suất cũng không to như mình tưởng tượng.
  • Thiết kế di động cho một máy trạm. Nói thẳng ra đây không phải là chiếc laptop mà bạn lúc nào cũng muốn kè kè bên mình. Tuy nhiên với trọng lượng 2,4 kg, nó cũng không đến nỗi quá nặng nề để gây áp lực cho đôi vai của bạn. Hãng cũng cho biết trọng lượng của cục pin đã được giảm 35% so với model trước.
  • Tùy chọn cấu hình phong phú. ThinkPad P53 có rất nhiều tùy chọn cấu hình để thích hợp với mọi nhu cầu của người dùng. Dù bạn là một nhiếp ảnh gia, camera-man, kỹ sư, chuyên gia thiết kế, kiến trúc sư hay là một game thủ thì đều có thể tìm được cho mình một cấu hình phù hợp.

Tổng kết

Tóm lại, ThinkPad P53 là model máy trạm xuất sắc của Lenovo, nó cung cấp hiệu suất tuyệt vời trong một thiết kế di động tương đối nhỏ gọn (so với các máy trạm khác). Nếu bạn đang cần một chiếc máy trạm với hiệu năng tuyệt vời, bảo mật tuyệt đối thì ThinkPad P53 sẽ là một lựa chọn hoàn hảo với giá khởi điểm tương đối thấp chỉ khoảng 1.200 USD (tương đương 27,8 triệu VND) cho cấu hình thấp nhất.

Tin tức liên quan
Khám phá sức mạnh của laptop Lenovo Thinkpad P53 mang lại cho người sử dụng

Khám phá sức mạnh của laptop Lenovo Thinkpad P53 mang lại cho người sử dụng

Đánh giá laptop business 2 trong 1 Lenovo ThinkPad L13 Yoga

Đánh giá laptop business 2 trong 1 Lenovo ThinkPad L13 Yoga

Đánh giá laptop Thinkpad Lenovo i5: Hiệu năng mạnh mẽ, bàn phím siêu bền

Đánh giá laptop Thinkpad Lenovo i5: Hiệu năng mạnh mẽ, bàn phím siêu bền

Máy tính xách tay Lenovo Thinkpad E430 - Laptop dành cho doanh nhân (phần 2)

Máy tính xách tay Lenovo Thinkpad E430 - Laptop dành cho doanh nhân (phần 2)

Lenovo ThinkPad T450s: laptop doanh nhân với pin “khủng” (Phần cuối)

Lenovo ThinkPad T450s: laptop doanh nhân với pin “khủng” (Phần cuối)

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X250 - thiết kế mạnh mẽ, hiệu năng ổn định

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X250 - thiết kế mạnh mẽ, hiệu năng ổn định

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất