Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ưu điểm: Hiệu suất cao, bàn phím thoải mái với numpad đi kèm, loa ngoài của JBL khá ấn tượng.
Nhược điểm: tuổi thọ pin thấp, màn hình có góc nhìn hẹp.
Thiết kế
Chiếc Z51 có nắp làm từ nhựa với màu trắng hoặc đen tùy theo bạn lựa chọn. Bên trong là màn hình 15.6 inch độ phân giải 1,920 x 1,080 pixel được bao bởi viền màu xám kim loại, và phía dưới là khoang bàn phím là từ nhôm đánh bóng. Cạnh bên trái có một khe thoát nhiệt khá lớn nằm giữa cổng VGA và jack cắm sạc, và mặt dưới còn có khe thoát nhiệt lớn hơn. Mặt dưới của máy cũng có loa ngoài JBL, nhưng thiết kế này lại làm âm thanh hay bị chặn bởi mặt bàn.
Có kích thước là 15.12 x 10.43 x 0.97 inch và khối lượng là 2.2kg, chiếc Z51 chỉ nhỏ hơn chiếc Dell Inspiron 15 5000 có một chút (14.9 x 10.25 x 0.94 inch, 2.3kg).
Bàn phím và touchpad
Với bàn phím có cách sắp xếp phím tốt và bàn phím numpad 10 số, việc đánh máy với bàn phím của chiếc Z51 có tốc độ khá nhanh và thoải mái. Các phím mũi tên có kích thước chuẩn chứ không quá nhỏ như nhiều mẫu laptop tầm trung hay có, và phím có độ sâu là 1.68mm, đủ cho những người hay đánh máy nặng tay.
Trong bài thử đánh máy nhanh 10 ngón, bàn phím thoải mái của chiếc Z51 giúp tốc độ đánh máy đạt được là 79 từ một phút, tốc độ khá tốt so với tốc độ trung bình là 75-80 từ một phút. Bàn phím có vài vấn đề nhỏ như việc không có đèn chiếu sáng bàn phím hay phím Shift có cỡ nhỏ bất thường, nhưng việc chiếc laptop này không có đèn bàn phím là chuyện dễ hiểu đối với một laptop tầm trung.
Touchpad của máy có kích thước là 4 x 2.1 inch, khá rộng rãi để bạn có thể di chuyển con trỏ chuột và rất nhạy khi bạn thực hiện thao tác nhấn chuột hay các cử chỉ chạm đa điểm như cuộn trang hai ngón và zoom.
Màn hình
Chiếc Z51 có màn hình kích thước 15.6 inch, với độ phân giải 1,920 x 1.080 pixel, mặc dù bề mặt có lớp phủ nhám chống lóa của màn hình sẽ phù hợp với các mẫu laptop doanh nhân hơn là loại laptop đa phương tiện như chiếc Z51.
Vấn đề lớn nhất của màn hình chiếc Z51 là góc nhìn của màn hình vẫn còn khá hẹp. Khi xem trailer của phim Suicide Squad với góc nhìn chỉ lệch tâm có một chút thôi, màn hình trở nên tối hơn làm nhiều cảnh tối khó theo dõi hơn.
Màn hình của chiếc Z51 có độ sáng cao nhất là 196.2 nit, cao hơn so với hai mẫu laptop đối thủ là chiếc Dell Inspiron 15 5000 (177 nit) và chiếc Asus X555LA (160 nit). Độ sáng trung bình của các mẫu laptop tầm trung là 249 nit.
Khả năng hiển thị màu sắc của màn hình 15 inch cũng khá hạn chế, chỉ có thể hiển thị 60% dài màu sRGB. Nhưng ít nhất thì độ chính xác của các màu sắc cũng tương đối tốt. Chiếc Z51 có điểm số Delta-E là 3.6 (càng gần điểm 0, màu sắc càng chính xác). Điểm số này tốt hơn so với điểm của chiếc Dell Inspiron 15 5000 (5.4) và điểm của chiếc Asus X555LA (4.6).
Âm thanh
Loa ngoài của chiếc Z51 được chế tạo bởi JBL và chính nhờ vậy mà loa ngoài có mức âm lượng khá ấn tượng. Không giống các mẫu laptop tầm trung khác, âm trầm mà loa ngoài của chiếc Z51 mang lại rất thỏa mãn tai người nghe.
Để cá nhân hóa trải nghiệm nghe nhạc, bạn có thể sử dụng ứng dụng âm thanh Dolby Digital Plus đi kèm, cho phép bạn chọn khá nhiều các cài đặt âm thanh có sẵn hoặc tự tạo các cài đặt riêng. Hơn nữa, ứng dụng Digital Plus cũng có các hiệu ứng âm thanh như tăng chất lượng âm thanh hội thoại hay âm thanh vòm ảo.
Cổng kết nối và webcam
Chiếc Z51 có các cổng kết nối cơ bản mà bạn hay thấy ở các mẫu laptop 15 inch, với ba cổng USB (hai cổng USB 3.0 và một cổng USB 2.0), một cổng HDMI, một cổng Ethernet, jack cắm tai nghe kiêm mic và một khe đọc thẻ SD. Chiếc Z51 cũng có vài thiết bị kết nối hiếm thấy hơn như một cổng VGA và một ổ đĩa DVD.
Để chụp ảnh và gọi điện video, chiếc Z51 có một webcam độ phân giải 720p. Hình ảnh của webcam có khá nhiều nhiễu và sạn, ngay cả khi chụp ảnh trong phòng có chiếu sáng tốt.
Hiệu suất làm việc và đồ họa
Với CPU Intel Core i5 2.2 GHz, RAM 8GB và bộ nhớ HDD 1TB, chiếc Z51 là một cỗ máy lam việc mạnh mẽ so với mức giá. Chiếc laptop này không có vấn đề gì khi lướt web với 10 tab Google Chrome được mở và một trong các tab đó đang stream video 1080p từ YouTube.
Khi mở OpenOffice trên chiếc Z51 để nối 20,000 tên với địa chỉ tương ứng, CPU mãnh mẽ của chiếc Z51 lại có hiệu suất làm việc rất tốt, với thời gian hoàn thành là 5 phút 7 giây. Thời gian xử lý này nhanh hơn những 2 phút so với kết quả của chiếc Inspiron 15 5000 (7 phút 6 giây) và chiếc X555LA (6 phút 51 giây).
Tuy nhiên, bộ nhớ HDD 1TB của chiếc Z51 không thực sự ấn tượng lắm, với tốc độ truyền tải chỉ là 26 MBps. Tốc độ này chậm hơn chiếc Inspiron 15 5000 (28.9 MBps) và chiếc X555LA (31.8 MBps).
Để chơi game, card đồ họa Intel HD Graphic 5500 có điểm benchmark 3DMark Fire Strike là 571. Điểm số này thấp hơn một chút so với chiếc Inspiron 15 5000 (599) và chiếc X555LA (615). Tuy nhiên, với các game thông thường thì chiếc Z51 có thể chơi khá mượt và có rất ít lag.
Tuổi thọ pin và nhiệt độ
Thời lượng sư dụng pin của chiếc Z51 là điều gây thất vọng nhất. Trong bài thử pin, chiếc Z51 chỉ đạt thời gian tối đa là 4 tiếng 2 phút, thấp hơn 1 tiếng so với thời lượng pin trung bình là 5 tiếng 48 phút.
Chiếc Z51 có khả năng tản nhiệt khá tốt, không hề vượt quá 35 độ C trong bài thử nhiệt độ. Điểm nóng nhất trên máy là khu vực gần khe tản nhiệt ở đáy máy với mức nhiệt là 33 độ C.
Lời kết
Với mức giá tuy có cao hơn so với các laptop tầm trung cùng loại, chiếc Z51 lại có hiệu suất làm việc cao hơn và với bàn phím thoải mái, màn hình full HD cùng loa ngoài JBL, chiếc laptop này sẽ giúp bạn làm việc và giải trí rất tuyệt vời.
Hồng Ngọc
Theo LaptopMag
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam