Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Tổng quan
Ưu:
–Cơ động
– Hiệu năng tốt trong tầm giá
– Thời lượng pin ổn
Nhược:
–Màn hình khó nhìn khi sử dụng ngoài trời
– So với các đối thủ thì thời lượng pin của Yoga 3 thấp hơn
Giống như các phiên bản trước, Yoga 3 sở hữu thiết kế mỏng, nhẹ với khả năng xoay màn hình 360 độ và biến thành 1 chiếc tablet. Điểm mới trong thiết kế là màn hình 14-inch được thiết kế nhỏ gọn cùng bộ vi xử lý thế hệ thứ 5 Intel Core i5.
Thiết kế và tính năng
Yoga 3 14 tuy không mỏng, nhẹ được như các đối thủ hay chính người anh Yoga 3 Pro nhưng với độ dày 18.3 mm và cân nậng 1.7 kg thì thiết bị cũng đủ gọn nhẹ để cho người sử dụng mang theo một cách dễ dàng.
Màn hình IPS 14-inch độ phân giải 1920×1080 px đem lại góc nhìn rộng cùng khả năng hiện thị văn bản và hình ảnh rõ nét. Ngoài ra, viền màn hình cũng được thiết kế rất mỏng khiến thiết bị chỉ có kích thước của một chiếc laptop 13-inch. Tuy nhiên, màn hình có độ sáng không cao cộng với việc không có lớp chống lóa khiến việc sử dụng thiết bị lai này ngoài trời sáng là rất khó khăn.
Bàn phím được thiết kế rất rộng rãi và thoải mái khi sử dụng, mặc dù đôi khi đánh máy người sử dụng có thể cảm thấy các phím bấm hơi rỗng ở dưới. Ngoài ra để lấy chỗ cho các phím Home, End, Page Up và Page Down, Lenovo đã làm co lại hai phím Enter và Shift nên những ai không quen sẽ phải thích nghi dần. Bàn phím cũng được trang bị hệ thống đèn blacklit tuy nhiên chỉ có thể bật tắt chứ không chỉnh độ sáng được. Ngoài ra bàn di chuột cũng hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình.
Loa của máy được thiết kế ở 2 góc dưới màn hình. Chất lượng của nó khá tốt, thích hợp cho các nhiệm vụ giải trí thông thường ở môi trường yên tĩnh. Tuy nhiên âm lượng của loa khá bé kể cả khi bạn lật bàn phím vào lưng màn hình. Vì thế nếu muốn thưởng thức âm nhạc hay phim ảnh chất lượng cao thì bạn nên chuẩn bị một chiếc tai nghe hoặc một đôi loa cho bản thân.
Kết nối, pin và hiệu suất
Mặc dù có phần to và dày hơn phiên bản Pro, Lenovo trang bị cho cả 2 phiên bản laptop của mình số lượng các cổng kết nối giống nhau bao gồm cả 1 cổng Micro-HDMI dùng để xuất hình ra ngoài.
Yoga 3 có 2 cổng usb 3.0 và đều có khả năng dùng làm cổng sạc với bộ sạc dài tới gần 2 mét và có thể sử dụng để sạc các thiết bị khác với điều kiện có dây chuyển đổi sang đầu usb.
Thời lượng pin lên đến 8 tiếng đồng hồ đủ để xem phim và sẽ lâu hơn nếu bạn chỉ sử dụng vào các ứng dụng văn phòng như soạn thảo hay lướt web. Nếu máy càng chạy nhiều ứng dụng cũng như càng để độ sáng màn hình cao thì thời gian sử dụng càng thấp. Tuy nhiên nếu so sánh với các thiết bị cạnh tranh khác như Dell XPS 13 (không cảm ứng) và HP Spectre x360 thì Lenovo Yoga có phần hơi kém cạnh khi các thiết bị kia có thời gian sử dụng lên tới 12 tiếng.
Về hiệu suất sử dụng thì máy có tốc độ tương đương với 2 sản phẩm trên. Nếu bạn chỉ sử dụng Yoga 3 vào các công việc hàng ngày hay các ứng dụng không quá nặng như chỉnh sửa phim ảnh, xem phim, lướt web thì thiết bị là rất phù hợp với khả năng thực hiện các tác vụ trên rất trơn tru.
Tốc độ xử lý đa tác vụ (Phiên bản RAM 8GB)
Chỉ số càng thấp thì máy xử lý càng nhanh
Tốc độ xử lý Photoshop (Phiên bản RAM 8GB)
Chỉ số càng thấp hiệu năng càng cao
Kết luận: Lenovo Yoga 3 tuy không sở hữu thiết kế ấn tượng như Yoga 3 Pro nhưng bù lại ấn tượng hơn người anh em ở thời lượng pin, hiệu năng và giá thành của sản phẩm rất phù hợp cho sinh viên.
Giá tham khảo: 17.363.000 đ
Cấu hình tham khảo:
+ CPU Core i5 5200U
+ RAM 4GB DDR3
+ SSD 128GB
+ Màn hình cảm ứng 14-inch
+ VGA: Intel HD Graphics 5500
+ HĐH: Windows 8.1
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam