Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ đang quan tâm đến việc có nên sử dụng máy hút mũi cho bé dơ sinh không để lựa chọn cho con yêu của mình một phương pháp tốt nhất. Vậy nên hay không? Hút mũi cho trẻ bằng máy như thế nào? Tham khảo ngay bài viết chúng tôi để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Có nên sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Theo giải đáp từ các chuyên gia về vấn đề có nên sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn cần đảm bảo các yếu tố an toàn nhất định. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, sụt sịt nhiều. Vì vậy, các giải pháp loại bỏ dịch nhầy trong mũi cho bé luôn được các gia đình đặc biệt quan tâm với mong muốn giúp bé dễ thở hơn. Cha mẹ tuyệt đối không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng, thay vào đó nên sử dụng máy hút mũi hoặc dụng cụ hút mũi chuyên dụng.
Còn đối với dòng máy hút mũi cho trẻ em thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm vì trong thời buổi công nghệ hiện nay có rất nhiều loại máy tốt của nhiều hãng khác nhau sẽ đảm bảo cho kết quả của quá trình loại bỏ chất nhầy trong mũi của trẻ.
Khi sử dụng máy hút mũi, dịch nhầy sẽ được hút ra ngoài một cách đơn giản và hiệu quả hơn, đảm bảo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho con bạn khi sử dụng máy hút mũi còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
– Hút mũi cho bé bằng máy đúng theo hướng dẫn.
– Thực hiện hút mũi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Lạm dụng máy hút mũi làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
Vì vậy, việc hút mũi cho bé bằng máy cần sử dụng đúng cách, không nên quá lạm dụng để phát huy tốt nhất công năng của dụng cụ máy hút mũi này.
Cách dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh
Mặc dù được khuyến khích sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh nhưng các mẹ vẫn nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để nắm rõ tình trạng của trẻ để chăm sóc thích hợp. Các mẹ có thể tham khảo các cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy sau đây:
– Chuẩn bị: máy hút mũi, khăn mềm, nước muối sinh lý hoặc ưu trương (khi dịch đặc hoặc bé bị nghẹt, sổ mũi lâu ngày).
-Thực hiện:
- Bước 1: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương vào mỗi bên mũi của bé trong khoảng 2 – 3 phút để làm mềm dịch nhầy trong mũi bé.
- Bước 2: Đặt trẻ nằm thẳng trên giường, đầu hơi ngửa. Sử dụng máy hút mũi để hút chất nhầy trong mũi của bé ra ngoài.
+ Đối với máy hút mũi cầm tay, mẹ đặt máy hút vào bên trong lỗ mũi của bé và dùng bơm tay để hút dịch tiết ở mũi ra. Chú ý đưa đầu ống hút vào mũi bé nhẹ nhàng, tránh làm đau và tổn thương niêm mạc mũi của bé.
+ Đối với máy xông khí dung, mẹ nhẹ nhàng đưa đầu máy vào lỗ mũi của trẻ và bật công tắc, máy xông mũi họng sẽ nhanh chóng hút hết chất nhầy trong mũi của trẻ ra ngoài một cách dễ dàng.
- Bước 3: Lau vùng xung quanh mũi cho bé bằng khăn mềm.
Những lưu ý khi sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh
Để sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, mẹ có thể lưu ý những đặc điểm sau:
– Cần tìm hiểu kỹ tình trạng, nguyên nhân sổ mũi của bé để quyết định có nên sử dụng máy hút mũi hay không.
– Lựa chọn sản phẩm máy hút mũi cho bé tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, thành phần của sản phẩm cũng như công nghệ vận hành phù hợp với nhu cầu và độ tuổi của từng bé.
– Trường hợp bé chảy nhiều dịch đặc, mẹ nên nhỏ mũi cho bé bằng muối ưu trương để làm loãng dịch nhầy trước. Với nồng độ muối cao hơn, muối ưu trương có khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh và tốt hơn so với muối sinh lý thông thường. Đối với trẻ nhỏ, niêm mạc còn mỏng, mẹ nên dùng muối ưu trương Neacte 3% với chất dưỡng ẩm natri hyaluronate để an toàn để mũi bé không bị đau.
– Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ và đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối dụng cụ trước và sau khi thực hiện hút mũi cho trẻ.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, điều chỉnh lực hút phù hợp với bé, tránh hút quá nhiều gây tổn thương niêm mạc mũi của bé
Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh đặt đầu dụng cụ quá sâu vào bên trong lỗ mũi của bé.
– Kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ để trẻ bị sổ mũi nhiều, có đờm.
– Thực hiện hút mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc sau khi ăn khoảng 30 – 60 phút để trẻ không bị nôn trớ, khó chịu khi hút mũi.
– Tuyệt đối không lạm dụng việc hút mũi bằng máy cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần để giúp trẻ không bị tổn thương niêm mạc mũi, gây ra triệu chứng khô mũi, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút tấn công.
– Nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán kịp thời và có hướng giải quyết tốt nhất cho tình trạng hiện tại của bé.