Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nằm lòng cách hoạt động của máy đo nhịp tim để chọn cho đúng
Một thiết bị chăm sóc sức khỏe cần thiết cho mọi người, đó chính là máy đo nhịp tim. Kiểu dáng và phương pháp khác nhau cũng kéo theo cách sử dụng sẽ khác. Hỏi rằng tại sao lại cần máy đo nhịp tim. Theo như trang tin sức khỏe quốc tế cho biết thì nắm được thông số nhịp tim khi chơi thể thao, khi hoạt động thường ngày là cách theo dõi sức khỏe chính xác. Việc nắm chắc được nhịp tim thay đổi ra sao theo thời gian là dữ liệu hữu ích để duy trì nếp sống khỏe, lành mạnh. Hỏi là có những loại máy đo thế nào thì phổ biến thường gặp chính là loại dây đeo ngực và loại đeo tay theo dõi quang học.
Dưới đây sẽ phân tích đặc điểm thiết kế, nguyên lý hoạt động của từng loại, từ đó đưa ra gợi ý cho bạn xem nên dùng loại nào phù hợp.
Máy đo nhịp tim loại dây đeo ngực
Cơ bản thì những dòng máy đo nhịp tim này đều làm từ dải băng đàn hồi, ngoại hình giống như thắt lưng, dùng quấn quanh vòng ngực. Thiết bị có một phần điện cực sẽ đặt sát da, có hệ thống phát tín hiệu.
Khác với thiết bị đo nhịp tim đeo tay thì máy đo loại dây đeo ngực dùng điện tâm đồ để ghi lại hoạt động điện tim. Để bắt được tín hiệu điện tim thì điện cực cần cảm nhận hơi nước hay mồ hôi. Nên khi bạn vận động, khi bạn đổ mồ hôi thì điện cực bắt tín hiệu từ tim và gửi dữ liệu tới bộ phận phát. Bộ phận này cũng là phần duy nhất trong máy đo nhịp tim đeo ngực mà tháo rời được.
Sản phẩm dùng công nghẹ Bluetooth, chỉ cần một chiếc smartphone kết nối là sẽ nhận được dữ liệu nhịp tim từ bộ phận phát của máy truyền đến.
Ngoài ra, trong nhiều dòng máy đo nhịp tim hiện đại hiện nay, người dùng còn kết nối được với thiết bị khác cũng đeo trên người. Hoặc không thì dùng một ứng dụng tương thích trên điện thoại để ghi lại và lưu thông tin nhịp tim.
Máy đo nhịp tim quang học
Đây chính là các cảm biến đo nhịp tim trên thiết bị đeo trên người. Hầu hết mọi thiết bị đều thu thập dữ liệu thông qua thể tích đồ, từ quá trình dùng ánh sáng mà đo lưu lượng máu.
Máy này sẽ có bóng đèn LED nhỏ ở mặt dưới, qua đó chiếu ánh sáng xanh lên bề mặt da cổ tay. Khúc xạ ánh sáng và cảm ứng máy sẽ ghi nhận thông tin. Sau đó những thuật toán cái đặt sẽ phân tích thông tin để đưa ra số liệu nhịp tim. Chủ yếu loại máy đo nhịp tim này thiết kế dạng đeo tay. Cũng có vài biến thể đặt ở thái dương, đặt trong tai. Ở vị trí nào thì vẫn chung nguyên lý như thế.
Nên dùng loại máy đo nhịp tim nào?
Lý do khiến người dùng thích loại đeo ngực hơn cổ tay vì nó đem đến độ chính xác hơn. Có nhiều lý do nhưng cơ bản nhất thì thiết bị này đặt gần tim nên sẽ bắt tín hiệu rõ ràng hơn. Ngoài ra loại dây đeo ngực cũng tiện dụng khi người dùng ít bị sai thao tác hơn. Bạn chỉ cần chú ý mua đúng kích cỡ, rất khó bị lỏng tuột hay bị rơi xuống eo. Bởi điện cực cố định ở dải eo nên vận động thoải mái không sợ xê dịch.
Dù rõ ràng loại máy đo nhịp tim quang học thì thoải mái, thuận lợi hơn khi dùng nhưng lại kém chính xác hơn. Do nguyên lý hoạt động là lý do chính. Dễ đeo lên tay những cũng dễ trượt nữa. Thế nên để gợi ý về loại máy đo lý tưởng, có thể cân nhắc dùng loại máy đeo ngực trước nhé. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.