Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ở đây sẽ không phân tích khả năng quang phổ của ống kính được cung cấp bởi các thương hiệu máy ảnh từ Canon hay Nikon… mà tìm ra các điểm ưu và nhược giữa 2 ống kính với tiêu cự cố định này. Tất nhiên ngoài tiêu cực 35mm và 50mm thì cũng có nhiều tiêu cự đã trở nên phổ biến với người dùng như 28mm, 20 mm, 85 mm… Nhưng phần đông người dùng lại sử dụng tiêu cự 35mm và 50mm.
Ống kính tiêu cực cố định 35mm
Chất lượng của ống kính có tiêu cự cố định thường tốt hơn so với các ống kính có tiêu cực thay đổi (ống zoom. Và đây cũng là lý do nhiều người quyết định lựa chọn ống kính có tiêu cự cố định. Nhưng để trả lời câu hỏi nên lựa chọn ống kính 35mm hay 50mm? Ống kính nào tốt hơn? Và ống kính đó phụ thuộc vào điều gì thì người dùng cần phải hiểu rõ mình muốn gì. Có nghĩa là họ phải biết mục đích chụp của bản thân và mong muốn gì ở tấm hình đó.
Với ống kính tiêu cự cố định 50mm: Đây là tiêu cực cho phép tiếp cận với đối tượng tốt hơn tầm nhìn của mắt người. Ở tiêu cự này phù hợp để chụp những bức chân dung với góc vừa đủ, và đạt được hiệu quả lấy nét chủ thể với trường sâu của ảnh nhỏ. Ống kính này cũng khá tốt để chụp các chi tiết như món ăn, hoa, lá…
Ống kính tiêu cự cố định 50mm
Còn với ống kính tiêu cự cố định 35mm: Ống kính này tương tự như 50mm nhưng nó tạo góc ảnh rộng hơn. Nếu người dùng cần dùng một ống kính có tiêu cự cố định để chụp ảnh nội thất thì 35mm sẽ phù hợp hơn 50mm vì thực tế 35mm cho góc hình rộng hơn. Và ống kính này cũng rất tuyệt vời khi dùng để chụp chân dung, nhưng vì tiêu cự 35mm nên nó sẽ cho ra góc hình rộng hơn. Vì vậy nếu người chụp muốn lấy cận vào gương mặt của mẫu thì cần phải đứng gần lại.
Mỗi thương hiệu máy ảnh đều sản xuất lens với tiêu cự 50mm và 35mm nhưng với khẩu độ tối đa khác nhau. Với những ống kính có khẩu độ thấp như 1.8 hay 1,4 sẽ cho phép thu được nhiều ánh sáng nhất. Đôi khi, chất lượng ống kính còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa chứ không phải chỉ từ khẩu độ và tiêu cự. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi nên lựa chọn loại nào thì người dùng cần xem lại khoản tiền muốn đầu tư vào ống kính và nhu cầu chụp của mình để có quyết định đúng đắn nhất.
T.T(Theo Thedigitalcamera)