1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Chiêu thức cho các cha mẹ dạy con 6 tuổi

Giai đoạn trẻ bước vào lớp một với nhiều bỡ ngỡ và thử thách, nhưng đây cũng là giai đoạn trẻ khẳng định bản thân, khả năng độc lập. Vì thế các cha mẹ cần khéo léo trong việc điều hướng và xử lý những vi phạm của trẻ

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Giai đoạn trẻ được sáu tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển khả năng độc lập và chúng luôn muốn chứng tỏ khả năng của bản thân. Trẻ còn nhỏ nhưng lại rất dễ bực bội và khó chịu nếu gặp một việc không như ý xảy ra.

Những bước dạy đầu đời sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cách hành vi của trẻ sau này. Cụ thể một số hành vi của trẻ 6 tuổi chống đối lại trẻ thường làm là cãi lại, thách thức và làm nũng.

Chúng thường ganh đua với anh chị em trong nhà để nhận được nhiều sự chú ý và tình cảm của cha mẹ.

Những vấn đề trong hành vi của trẻ

Những vấn đề trong hành vi của trẻ

Một tin tốt với bạn là các vấn đề về hành vi này của trẻ 6 tuổi có thể được giải quyết bằng sự kết hợp giữa sự hiểu biết, tính cứng rắn và phương thức giao tiếp của cha mẹ với con cái. Hãy thử làm theo những gợi ý sau của chúng tôi để có thể giải quyết các vấn đề trong hành vi của trẻ 6 tuổi.

Nguyên nhân chung của các vấn đề về hành vi của trẻ 6 tuổi

Trẻ 6 tuổi có ý thức hay chưa? Nhiều đứa trẻ 6 tuổi cảm thấy hứng thú với việc đưa ra các quyết đinh bản thân, tự làm nhiều việc cho riêng chúng và luôn làm theo hướng có kiểm soát nhiều hơn về mọi việc trong cuộc sống. Chúng phát triển cá tính riêng, định hướng dần sự ưa thích và chán ghét việc gì đó mà chúng không muốn làm. Chúng có thể tranh cãi lại với câu nói “Mẹ không được bắt ép con!”

Trẻ em ở độ tuổi này cũng đang phải trải qua rất nhiều thay đổi. Trẻ bắt đầu xử lý tình huống để thích ứng với môi trường bởi 6 tuổi là mốc quan trọng đánh dấu việc trẻ bắt đầu vào lớp 1. Nhiều trẻ thể hiện các hành vi không hài lòng chẳng hạn như kêu, khóc, thậm chí là ăn vạ.

Nhìn chung một số vấn đề thường gặp ở trẻ 6 tuổi chủ yếu là việc từ chối đến trường hoặc những nỗi niềm lo lắng khi ở trường.

Trong khi những hành vi này của trẻ có thể làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy bực bội và khó chịu thì cha mẹ hãy nên bình tĩnh vì đây là một trong những biểu hiện hoàn toàn bình thường của trẻ nhỏ để khẳng định sự độc lập của chúng.

Làm thế nào để kỷ luật một đứa trẻ 6 tuổi

Khi trẻ lớn hơn, các cha mẹ có thể cần phải điều chỉnh cách kỷ luật một đứa trẻ. Quản lý các vấn đề về hành vi của một đứa trẻ 6 tuổi thường là vấn đề của việc hướng dẫn và tạo nền tảng, sau đó cho con bạn cơ hội để lựa chọn đúng. Bạn có thể thấy rằng chiến lượng kỷ thuật là một công việc hiệu quả khi con bạn còn nhỏ và nó trở nên ít hiệu quả hơn khi chúng lớn hơn.

Trẻ đang bước vào giai đoạn thay đổi bản thân

Trẻ đang bước vào giai đoạn thay đổi bản thân

Tuy nhiên bạn cần lựa chọn cách thức xử lý những hành vi của trẻ 6 tuổi một cách hợp ý vì bạn cần nhớ rằng trẻ ở độ tuổi này đang trải nghiệm các cảm giác mới để khẳng định sự độc lập của chúng, bao gồm cả các hành vi. Hãy kiên nhẫn và thử các chiến lược sau đây để kỷ luật một đứa trẻ 6 tuổi:

– Rõ ràng và nhất quán các quy tắc

Khi những đứa trẻ bắt đầu đi học lớp 1, chúng sẽ phải tuân theo các quy tắc ở trường như lắng nghe các thầy cô giáo giảng bài hay chia sẻ bài học với những bạn khác. Khi ở nhà, bạn có thể nói chuyện với con về cách cư xử mà bạn muốn con thực hiện, chẳng hạn như cô giáo của con muốn gặp con ở trường để khuyến khích trẻ đến trường. Khi con bạn được 6 tuổi có thể tham gia xây dựng một số quy định trong gia đình.

Chẳng hạn, bạn có thể mong rằng con bạn sẽ hoàn thành bài tập về nhà trước khi xem tivi hoặc chơi game. Hoặc, với những đứa trẻ lớn hơn, chúng có thể tự chịu trách nhiệm về những thứ xung quanh nhà như hoàn thành công việc nhà trước khi đi chơi. Dù là quy tắc nào thì bạn cũng cần nói chuyện với con bạn để chúng hiểu và biết được hậu quả sẽ như thế nào nếu không tuân theo các quy tắc.

– Lắng nghe – những không tham gia vào cuộc tranh luận

Mặt trái của việc cha mẹ giao tiếp với con cái là việc trẻ nói chuyện với bạn nhưng đồng nghĩa trẻ sẽ tranh luận lại với bạn nếu chúng không đồng ý với bạn việc gì. Trong khi bạn muốn con bạn nhìn nhận các suy nghĩ ý kiến của bạn thì bạn nên lắng nghe những gì con bạn nói, xem con bạn thể hiện bản thân. Quan trọng là bạn không để cuộc tranh luận kéo dài về những quy tắc trong gia đình.

– Cân nhắc xem xét lại các hình phạt

Nhiều cha mẹ có con 6 tuổi đang thực hiện các chiến lược kỷ luật cho con từ khi chúng cònrất nhỏ, tuy nhiên thời gian của các hình phạt không đủ lâu nên thường không hiệu quả. Những trẻ lớn tuổi hơn thường sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các quy tắc đặt ra chẳng hạn như ở yên trong phòng, ngồi yên một chỗ bởi chúng biết rằng hình phạt này của cha mẹ không mấy kéo dài và cũng không ảnh hưởng cho lắm.

Nếu đó là những trường hợp bạn mắc phải thì bạn nên cân nhắc xem xét lại các hình phạt và chuyển sang một hình phạt mới chẳng hạn như lấy bớt các đặc quyền hoặc đồ chơi, hoặc không cho phép ra ngoài chơi với bạn hoặc chơi điện tử. Dù hình phạt bạn quyết định dành cho những hành vi sai trái của con là gì thì bạn cũng nên nhớ thực thi theo các quy tắc phù hợp

– Đưa ra các cảnh báo không nao núng

Bạn đã đưa ra một lời cảnh báo cho con và nỗ lực ngăn chặn một hành vi xấu của con. Nếu con bạn tiếp tục làm sai bạn cần xem lại hình phạt.

– Nhìn xa

Hãy nhớ rằng các cuộc xung đột sẽ nảy sinh trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng với việc cha mẹ thiết lập các ranh giới vững chắc và các kỳ vọng rõ ràng, trẻ sẽ ít có khả năng vượt qua các giới hạn và sẽ có khả năng kiểm soát hành vi tốt hơn.

Minh Hường

(Theo childparents)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
So sánh sữa mẹ và sữa bột công thức cho bé

So sánh sữa mẹ và sữa bột công thức cho bé

Núm bình sữa Wesser có những loại nào?

Núm bình sữa Wesser có những loại nào?

3 cách pha bột ăn dặm Heinz có thể mẹ chưa biết

3 cách pha bột ăn dặm Heinz có thể mẹ chưa biết

Địu em bé loại nào tốt?

Địu em bé loại nào tốt?

Bánh ăn dặm Gerber có mấy loại? Loại nào ngon nhất?

Bánh ăn dặm Gerber có mấy loại? Loại nào ngon nhất?

Tã và bỉm Bobby có những loại nào?

Tã và bỉm Bobby có những loại nào?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất