Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Chạy không tải tủ mát là gì?
Chạy không tải tủ mát là cho phép tủ hoạt động khi trong tủ mát không chứa bất cứ thực phẩm đồ uống nào cần làm mát nào. Việc cho phép tủ chạy không tải như vậy sẽ giúp máy nén, hệ thống sưởi đều hoạt động và làm lạnh cho không gian bên trong tủ ổn định và nhanh chóng hơn. Từ đó, giúp cho việc bỏ thực phẩm đồ uống vào bên trong bảo quản sẽ được làm lạnh nhanh và trông tươi ngon hơn.
2. Khi nào tủ mát cần được chạy không tải?
Khi bạn mới mua tủ mát về đặt để ổn định tại vị trí thích hợp trong 2 tiếng thì bạn nên cho phép tủ chạy không tải trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Việc để tủ mát khi mới mua về tại nơi đặt để thích hợp trong 2 tiếng là để gas làm lạnh trong tủ mát được ổn định trước khi cắm điện. Còn việc chạy không tải tủ mát sẽ giúp tủ hoạt động ổn định và làm mát nhanh chóng cho không gian tủ trước khi bạn bỏ thực phẩm, đồ uống vào bên trong bảo quản và trưng bày.
Bên cạnh đó, khi bạn bán quán mà thực phẩm bên trong đã hết, chưa thể kịp nhập hàng mới ngay về bỏ vào bên trong trưng bày thì bạn cũng có thể cho phép tủ mát chạy không tải hoặc tắt hẳn nó đi. Để tắt tủ mát cũng có 2 cách. Một là xoay núm vặn về “0” – chế độ tắt hệ thống làm lạnh tạm thời. Ở chế độ này tuy tủ không chạy nhưng vẫn tiêu hao điện năng. Cách thứ 2 là tắt tủ rồi rút phích cắm ra. Đây là cách tối ưu để tiết kiệm điện nhất khi không cần dùng tới tủ mát nữa.
3. Sẽ thế nào nếu bạn để tủ mát chạy không tải quá lâu?
Việc bật tắt, rút phích cắm điện tủ mát liên tục cũng không tốt cho việc vận hành tủ nhất là khi cần sử dụng tủ lâu dài để trưng bày và bảo quản thực phẩm, đồ uống bên trong. Do đó, vấn đề được nhiều người dùng băn khoăn là “Sẽ thế nào nếu bạn để tủ mát chạy không tải quá lâu?”. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì đây sẽ là thông tin hữu ích với bạn đấy:
3.1 Để tủ mát chạy không tải trong thời gian nào là quá lâu và như nào là hợp lý?
Trước khi trả lời cho vấn đề: Để tủ mát chạy không tải quá lâu thì có làm sao không? Bạn cần định nghĩa khoảng thời gian như thế nào là lâu.
Trên thực tế, mỗi chiếc tủ mát sẽ tiêu thụ trung bình từ 1,5 – 6,5 số điện/ngày/loại tủ. Hộ kinh doanh, nhà hàng nào càng sử dụng số lượng tủ mát nhiều thì lượng điện tiêu thụ càng lớn. Thời gian để tủ mát đạt được dải nhiệt độ từ 0 – 10 độ trung bình nếu nhanh thì mất khoảng 1 giờ. Còn chậm thì mất khoảng 2 – 3 giờ. Do đó, thời gian tủ mát chạy không tải hợp lý nằm trong khoảng từ 1 – 3 giờ.
Do đó, nếu bạn bán đắt hàng quá, thực phẩm đồ uống bảo quản trong tủ đã hết hoặc gần hết, trong lúc chờ nhập hàng mới bạn có thể ước lượng xem khoảng thời gian hàng về trong bao lâu. Nếu hàng mới sẽ về trong khoảng 1-3 giờ thì bạn hoàn toàn có thể để tủ mát chạy không tải vô tư hoặc điều chỉnh núm vặn về mức “0” hoặc “min” để tiết kiệm điện năng. Còn trường hợp hàng mới về trên 3 tiếng hoặc sang ngày mai, ngày kia, sang tuần, sang tháng mới về thì cách tốt nhất là không nên để tủ mát chạy không tải quá lâu như vậy.
3.2 Để tủ mát chạy không tải quá lâu thì có làm sao không?
“Đồng tiền đi liền khúc ruột” – tất nhiên nếu bạn có kinh tế mạnh, không sợ tốn điện, tốn tiền hao phí khi tủ mát thì vẫn chạy mà đồ bên trong thì không có gì thì bạn cứ để tủ chạy không tải thoải mái không có sao hết. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy việc để tủ mát chạy suốt ngày trong khi trong tủ chỉ có 1 tí đồ hoặc không có đồ thì đó là một sự hao phí lớn. Không chỉ hao phí điện, hao phí tiền của mà còn hao phí cả máy móc tủ mát nữa. Tủ mát sẽ chóng hỏng nếu bạn không sử dụng thường xuyên hoặc cứ để tủ chạy không tải quá lâu mà không cho chúng một nhiệm vụ làm tươi bảo quản thực phẩm gì đó bên trong tủ.
Để hạn chế tình trạng tủ mát chạy không tải quá lâu, tốt hơn hết khi không dùng, không có thực phẩm gì bảo quản bên trong bạn nên tắt tủ và rút béng phích cắm điện ra cho tới khi hàng về và chúng ta lại bắt đầu quy trình sử dụng tủ như vừa mới mua về. Đừng vội bỏ đồ khi mà tủ mát chưa chạy không tải trước 1 giờ khi cắm điện đấy nhé!