Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Cập nhật bảng mã lỗi điều hòa Aqua dòng inverter
Dưới đây là cập nhật bảng mã lỗi điều hòa Aqua dòng inverter trên dàn lạnh và dàn nóng bạn có thể tham khảo khi không may chiếc điều hòa Aqua bị hỏng và báo lỗi.
1. Mã lỗi trên dàn lạnh điều hòa Aqua inverter
+ Mã lỗi E1: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi. Nguyên nhân là do mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng; kết nối cảm biến nhiệt bị lỏng hoặc cảm biến nhiệt bị hỏng.
+ Mã lỗi E2: Cảm biến bộ trao đổi nhiệt bị lỗi. Các nguyên nhân do mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng; kết nối cảm biến nhiệt bị lỏng; cảm biến nhiệt bị hỏng.
+ Mã lỗi E4: Lỗi mạch điều khiển. Nguyên nhân do mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.
+ Mã lỗi E14: Mô tơ quạt dàn lạnh bị lỗi. Các nguyên nhân do cuộn dây mô tơ quạt bị đứt; bảo vệ mô tơ quạt quá nóng; dây điện kết nối mô tơ quạt bị đứt; mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.
2. Mã lỗi trên dàn nóng điều hòa Aqua inverter
+ Mã lỗi F1: Lỗi mạch mô đun. Nguyên nhân do ạch mô đun bị hỏng.
+ Mã lỗi F2: Máy nén bị quá dòng. Nguyên nhân do máy nén bị hỏng; mạch mô đun bị hỏng.
+ Mã lỗi F3: Lỗi kết nối giữa mạch mô đun và mạch điều khiển chính dàn nóng. Nguyên nhân là do kết nối giữa mạch điều khiển chính và mạch mô đun bị lỏng; mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng; mạch mô đun dàn nóng bị hỏng.
+ Mã lỗi F4: Bảo vệ quá nhiệt ngõ ra. Nguyên nhân là do van tiết lưu điện tử bị hỏng; cảm biến nhiệt bị hỏng; mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.
+ Mã lỗi F6: Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường. Nguyên nhân là do cảm biến nhiệt bị hỏng.
+ Mã lỗi F7: Lỗi cảm biến nhiệt ngõ vào. Nguyên nhân là do cảm biến nhiệt bị hỏng.
+ Mã lỗi F8: Mô tơ quạt dàn nóng bị lỗi. Nguyên nhân do cuộn dây mô tơ quạt dàn nóng bị đứt; dây điện kết nối dây mô tơ bị đứt; mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.
+ Mã lỗi F11: Lỗi máy nén. Nguyên nhân do máy nén bị hỏng.
+ Mã lỗi F12: Lỗi mạch điều khiển chính dàn nóng. Nguyên nhân do mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.
+ Mã lỗi F19: Điện áp nguồn quá cao hay quá thấp. Nguyên nhân do nguồn điện không ổn định; mạch mô đun dàn nóng bị hỏng; mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.
+ Mã lỗi F21: Lỗi cảm biến nhiệt xả tuyết (chỉ ở máy lạnh 2 chiều). Nguyên nhân do kết nối cảm biến nhiệt bị lỏng; cảm biến nhiệt bị hỏng; mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.
+ Mã lỗi F25: Lỗi cảm biến nhiệt ngõ ra. Nguyên nhân do cảm biến nhiệt bị hỏng.
Cập nhật bảng mã lỗi điều hòa Aqua dòng non- inverter
Với điều hòa Aqua dòng non- inverter, các mã lỗi gồm:
+ Mã lỗi F1: Cảm biến nhiệt độ trong phòng bị lỗi. Nguyên nhân do cảm biến hở mạch hay ngắn mạch; kết nối hỏng tại chỗ kết nối/hở mạch tại vị trí nếp gấp; bảng kết nối hỏng.
+ Mã lỗi F2: Cảm biến bộ trao đổi dàn lạnh bị lỗi. Nguyên nhân do máy nén bị hỏng; mạch mô đun bị hỏng.
+ Mã lỗi H1: Đang trong tình trạng xả tuyết (dành cho máy 2 chiều). Đây là hoạt động bình thường, “H1” sẽ không hiển thị sau khi quá trình xả tuyết kết thúc.
+ Mã lỗi H6: Mô tơ dàn lạnh bị lỗi. Nguyên nhân do mô tơ quạt bị hỏng. Nếu mô tơ quạt chạy quá chậm, để tránh kích hoạt chế độ tự bảo vệ mô tơ, máy sẽ dừng và hiển thị khóa; tiếp điểm tại chỗ kết nối kém.
+ Mã lỗi C5: Hộp box – OTP bị lỗi. Nguyên nhân do nắp chụp PCB bị hỏng – PCB bị hỏng.
Cách khắc phục mã lỗi trên điều hòa Aqua
Nếu bạn có am hiểu và kiến thức về điện lạnh thì bạn có thể tự khắc phục và sửa chữa các mã lỗi xảy ra trên điều hòa Aqua.
Ngược lại nếu bạn không đủ tự tin và kiến thức thì không nên tự ý tháo máy ra và sửa chữa vì có thể khiến tình trạng hư hỏng nặng hơn. Trong trường hợp này tốt nhất bạn nên gọi tới trung tâm bảo hành của hãng hoặc thợ sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp để được hỗ trợ khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hy vọng những cập nhật bảng mã lỗi điều hòa Aqua dòng inverter và non – inverter năm 2022 sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng điều hòa Aqua!