Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Là thương hiệu điều hòa có được sự ưa chuộng của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam, máy điều hòa Panasonic không chỉ mang tới các sản phẩm với chất lượng làm mát tốt, tiết kiệm điện mà còn rất bền bỉ trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, điều hòa Panasonic cũng không tránh khói những trục trặc, đặc biệt là sau thời gian dài không sử dụng máy hoặc là sử dung với cường độ quá nhiều. Khi điều hòa có trục trặc, hỏng hóc, người sử dụng có thể tự kiểm tra mã lỗi của điều hòa để “bắt bệnh” và tìm cách xử lý. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết dành cho bạn.
1. Hướng dẫn cách tìm mã lỗi trên điều hòa Panasonic
Khi điều hòa gặp các trục trặc, dàn lạnh điều hòa Panasonic sẽ nhấp nháy đèn TIMER. Khi đó, để biết điều hòa bị lỗi gì, người sử dụng thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn và giữ nút CHECK (trên bảng điều khiển của điều hòa) khoảng 5 giây, cho đến khi màn hình hiện dấu – –
Bước 2: Hướng điều khiển về phía điều hòa đồng thời nhấn và giữ nút TIMER. Mỗi lần nhấn nút màn hình sẽ tuần tự hiện mã lỗi và đèn báo POWER trên máy lạnh sẽ chớp một lần để xác nhận tín hiệu.
Bước 3: Khi đèn báo POWER sáng và máy lạnh phát ra tiếng bíp liên tục trong 4 giây, mã lỗi đang xuất hiện trên màn hình là mã lỗi của máy lạnh đang gặp phải. (XEM Ý NGHĨA LỖI Ở BÊN DƯỚI)
Bước 4: Muốn tắt chế độ truy vấn mã lỗi các bạn nhấn giữ nút CHECK trong 5 giây hoặc nó sẽ tự kết thúc sau 20 giây nếu bạn không thực hiện thêm thao tác nào khác.
Bước 5: Tạm thời xóa lỗi trên máy lạnh bằng cách ngắn nguồn cung cấp hoặc nhấn AC RESET và cho máy lạnh hoạt động để kiểm tra lỗi có xuất hiện lại không.
2. Ý nghĩa mã lỗi trên điều hòa Panasonic 1 chiều, 2 chiều, inverter
Mỗi mã lỗi trên máy điều hòa Panasonic tương ứng với một vấn đề khác nhau, cụ thể:
Mã lỗi 00H: Không có bất thường phát hiện
Mã lỗi 11H: Lỗi đường dữ liệu giữa dàn lạnh và dàn nóng.
Mã lỗi 12H: Lỗi khác công suất giữa dàn nóng và dàn lạnh.
Mã lỗi 14H: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng
Mã lỗi 15H: Lỗi cảm biến nhiệt máy nén.
Mã lỗi 16H: Dòng điện tải máy nén quá thấp.
Mã lỗi 19H: Lỗi quạt khối trong nhà.
Mã lỗi 23H: Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Mã lỗi 25H: Mạch e-ion lỗi
Mã lỗi 27H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời.
Mã lỗi 28H: Lỗi cảm biến nhiệt độ giàn nóng.
Mã lỗi 30H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén.
Mã lỗi 33H: Lỗi kết nối khối trong và ngoài.
Mã lỗi 38H: Lỗi khối trong và ngoài không đồng bộ.
Mã lỗi 58H: Lỗi mạch PATROL
Mã lỗi 59H: Lỗi mạch ECO PATROL
Mã lỗi 97H: Lỗi quạt dàn nóng
Mã lỗi 98H: Nhiệt độ dàn lạnh quá cao
Mã lỗi 99H: Nhiệt độ giàn lạnh quá thấp
Sau khi nắm được mã lỗi, nếu có kinh nghiệm sửa chữa điều hòa, người dùng có thể tự xử lý, thay thế các linh kiện. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xử lý, thì nên gọi tới trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa Panasonic.
3. Địa chỉ các trung tâm bảo hành Panasonic tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
Chi tiết các trung tâm bảo hành Panasonic chúng tôi đã liệt kê trong bài viết Địa chỉ trung tâm bảo hành Panasonic chính hãng , bạn có thể tham khảo.
Bên cạnh đó, đối với những máy điều hòa Panasonic đã qua thời hạn bảo hành và bạn cũng “ngại” gọi tới các trung tâm bảo hành chính hãng, thì bạn có thể lựa chọn các đơn vị sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp gần nơi mình sống để thuận tiện hơn.
Chi tiết tham khảo tại bài viết Sửa chữa điều hòa: các lỗi thường gặp, chi phí và các trung tâm uy tín