Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bạn có thể tích trữ sữa mẹ sau khi vắt một cách tươi mát và đảm bảo an toàn bằng một trong những cách sau:
– Khi sữa được trữ ở nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C), sữa mẹ sử dụng được lên đến 6 giờ.
– Bảo quản trong hộp lạnh với đá khô thì sữa có thể an toàn đến 24 giờ
– Nếu bạn cất trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4 độ C hoặc thấp hơn) thì sữa có thể tích trữ lên đến 5 ngày. Cất trữ sữa ở phía trong cùng của ngăn mát vì đây là nơi lạnh nhất đi từ ngăn thịt, trứng và thực phẩm chưa chín.
– Còn nếu bạn cất trữ sữa tại ngăn đá tủ lạnh, thì thời gian cất trữ có thể tới hai tuần.
– Đối với tủ lạnh âm sâu (âm 18 độ C hoặc thấp hơn), sữa có thể được cất trữ đến 6 tháng.
Nếu sau khi đi làm về bạn tạo dựng thói quen cất trữ sữa mẹ thì việc này sẽ giúp bạn cung cấp đủ lượng sữa cho con và con bạn có thể tiếp tục nhận được các lợi ích quý giá từ nguồn sữa của bạn ngay cả khi bạn vắng nhà.
Cách thức bảo quản sữa mẹ vắt ra phụ thuộc vào thời gian bạn muốn sử dụng chúng. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng chúng trong một vài ngày thì bạn nên cất trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh hơn là cất vào ngăn đá. Bởi quá trình trữ đông phá hủy kháng thể trong sữa mẹ. Tuy nhiên sữa mẹ đông lạnh vẫn là lựa chọn lành mạnh đối với trẻ sơ sinh hơn là sữa công thức.
Bảo quản sữa mẹ đúng cách
Cho dù bạn chọn bảo quản sữa tại ngăn mát hay hay ngăn đá tủ lạnh thì bạn cũng nên:
– Sử dụng các hộp đã khử trùng. Tốt nhất là dùng các bình nhựa hoặc các túi trữ sữa nhựa. Các chai thủy tinh có thể bị nứt, vỡ khi giữ tại ngăn đá.
– Dán nhãn và ghi ngày tháng lên bình và túi trữ, sử dụng theo thứ tự từ cũ đến mới.
– Giữ cho vật dụng hút sữa của bạn sạch sẽ. Rửa bằng nước xà phòng nóng và tráng sạch trước khi khử trùng.
– Rửa tay sạch trước khi vắt sữa và cất trữ sữa. Giữ tất cả mọi thứ càng sạch càng tốt bởi việc này làm giảm khả năng vi khuẩn phát triển trong sữa mà bạn cất trữ.
– Bạn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào trong túi sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nếu cùng trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng bạn chỉ nên giữ sữa này trong vòng 5 ngày mà thôi.
Bảo quản sữa mẹ trong túi đã tiệt trùng và ghi nhãn ngày tháng
– Nếu sữa của bạn đã được tích trữ trong một thời gian và bạn thấy chúng bị tách nước thì đây cũng là một hiện tượng bình thường. Bạn chỉ cần lắc nhẹ để trộn đều chúng lên. Một số trẻ nhỏ có thể vui vẻ hài lòng khi uống sữa lấy thẳng từ tủ lạnh nhưng một số khác lại chỉ sử dụng sữa đã được làm ấm lên. Bạn có thể làm ấm sữa bằng cách đặt các chai hoặc túi sữa kín trong một bát nước ấm.
– Nếu bạn muốn trữ đông sữa thì bạn nên làm việc này càng sớm càng tốt. Để một khoảng không gian trống phía đầu mỗi chai hoặc túi bởi sữa sẽ tăng thể tích khi làm đông. Nếu bạn trữ sữa trong túi, hãy cẩn thận xem sữa có bị nhỏ giọt ra ngoài không?. Bạn thực sự khó có thể thấy bất kỳ hiện tượng gì cho đến khi bắt đầu làm tan sữa.
– Bạn có thể cấp đông với một lượng sữa nhỏ trong mỗi khay đá, lý tưởng nhất là các khay này có nắp đậy hoặc bạn có thể cất các khay trong một túi đông kín. Sữa được chia thành các phần nhỏ dễ làm tan hơn và lý tưởng nếu bạn chỉ cần sử dụng một chút để trộn với thức ăn của trẻ khi trẻ bắt đầu tập làm quen với thực phẩm khác.
– Bạn có thể thêm sữa vừa vắt vào cùng sữa đông lạnh miễn là sữa vừa vắt đã được để lạnh ít nhất một giờ đầu. Đảm bảo rằng lượng sữa bạn thêm vào ít hơn phần sữa đã đông lạnh.
– Sữa mẹ đông lạnh tốt nhất nên được rã đông trong tủ lạnh và nó có thể trữ thêm trong 12 giờ. Không bao giờ cấp đông lại sữa một khi nó đã tan đá.
– Không sử dụng lò vi sóng để rã đông hay làm ấm sữa. Nếu bạn cần sữa ngay tức khắc thì bạn nên để dùng dòng nước lạnh sau đó là dòng nước ấm hoặc đặt trong một bát nước ấm. Lau khô bên ngoài bình hoặc túi trữ sữa trước khi mở và dùng nó ngay lập tức.
Minh Hường
(Theo babycenter)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam