Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khi cảm thấy nhu cầu chưa thể được đáp ứng với hệ thống máy tính cá nhân mà bản thân đang có trong tay, thứ đầu tiên người dùng muốn nâng cấp (thay thế) nhất có lẽ chính là RAM. Không sai, RAM là linh kiện ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng hoạt động của một cỗ máy và việc thay thế hay nâng cấp RAM vừa góp phần tăng hiệu suất thiết bị lại vừa đảm bảo được yếu tố về giá thành.
Chắc chắn việc nâng cấp RAM sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc nâng cấp CPU, bo mạch chủ… Và bạn hoàn toàn có thể thay thế RAM ngay tại nhà mà không sợ gây phá hoại cho thiết bị của mình nếu thực hiện đúng thao tác.
Vòng tay chống tĩnh điện
Một vấn đề cần quan tâm đầu tiên chính là việc phải chọn đúng RAM tương thích với các bộ phận phần cứng còn lại trên máy tính của bạn. Đối với việc lắp mới một máy tính thì các thông số cho một thanh RAM phù hợp luôn đi kèm hướng dẫn của nhà sản xuất, trước hết là mainboard. Trong trường hợp nâng cấp, bạn có thể tham khảo nhãn mác, thông số của thanh RAM cũ để từ đó tham khảo và có thể mua một thanh RAM mới tương thích.
Thay RAM đồng nghĩa với việc phải chạm vào linh kiện này, do đó việc chống tĩnh điện là một việc làm thiết yếu và rất là cần thiết. Để có thể chống tĩnh điện, bạn hãy sử dụng một vòng dây đeo cổ tay chống tĩnh điện hiện đang được bán khá rộng rãi trên thị trường, hoặc có thể để tay mình chạm vào khung kim loại của case máy tính. Tốt nhất, chúng ta nên chọn loại dây đeo cổ tay để thực hiện dễ dàng hơn.
Khe cắm RAM trên bo mạch chủ luôn có 2 chốt để cố định RAM. Nếu muốn tháo RAM, bạn hãy dùng tay bấm nhẹ vào 2 chốt cùng một lúc và RAM sẽ được đẩy rời khỏi khe cắm.
Thao tác cầm RAM đúng khi tiến hành thay thế
Công đoạn tiếp theo là hãy lấy một thanh RAM mới để lắp vào vị trí của thanh RAM cũ vừa tháo ra.
Cuối cùng, sau khi cắm RAM, tháo dây đeo chống tĩnh điện xong, chúng ta đừng nên đóng case máy tính lại vội. Hãy thử cắm nguồn, khởi động lại máy tính, nếu hệ thống phát ra 3 tiếng beep* dài và không lên màn hình, có lẽ bạn đã cắm RAM lỏng rồi. Lúc này, hãy mở máy ra lại và ấn cho chặt thanh RAM vào các khe cắm rồi khởi động lại.
Lưu ý:
– Dừng ngay suy nghĩ cầm thanh RAM ra, lấy áo lau mặt tiếp xúc của thanh RAM (thường được làm bằng đồng) bởi lúc đó, sự cọ xát có thể gây nên hiện tượng tĩnh điện và làm hỏng RAM.
– Việc thay RAM cần hết sức nhẹ nhàng. Nếu thấy khó cắm, hãy quay ngược chiều lại bởi có lẽ bạn đã xoay nhầm đầu. Hệ thống chân cắm chỉ vừa khít một khi bạn cắm đúng chiều thanh RAM, mỗi đời RAM sẽ có một thế hệ chân cắm khác nhau, do đó, nếu cố tình cắm sai, hệ thống của bạn sẽ có thể bị cháy nổ, hư hỏng nặng.
– Hướng dẫn này chỉ dành cho thiết bị máy tính cá nhân (PC).