Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Lần đầu tiên ôm con trong vòng tay ấm áp, chăm chú ngắm nhìn con, trong lòng bạn dâng lên một cảm xúc tuyệt vời, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong mỏi được trò chuyện tương tác với còn để chào đón con. Tuy nhiên đây tưởng chừng là nhiệm vụ cơ bản ai cũng biết nhưng lại không phải ai cũng làm đúng và hiểu rõ được ích lợi to lớn của nó. Theo Montessori, học cách giao tiếp với trẻ ngay từ những ngày tháng đầu đời là một kĩ năng rất quan trọng để giúp con phát triển một cách tối ưu và giáo dục trẻ từ sớm :
Khi nào nên nói chuyện với trẻ và nói chuyện với trẻ bằng cách nào ?
Một số bố mẹ quan tâm về việc khi nào và làm cách nào để nói chuyện với bé, câu trả lời thực ra rất đơn giản, bạn chỉ cần nói với trẻ những điều có thể nói với mọi người một cách bình thường và cụ thể hơn, gần giống như tường thuật là sự việc hay mô tả cách làm việc gì đó. Dù chỉ là trò chuyện một chiều, đứa bé cũng vẫn đang lắng nghe và thấm dần ngôn ngữ, hành động và ngữ điệu trong lời nói của bạn.
Những hoạt động thường ngày như cho bé ăn, cho bé tắm và mặc quần áo thường được bố mẹ làm cho trẻ như một thói quen mà không nhận thức được rằng đây là những việc lần đầu tiên trẻ làm và hoàn toàn mới mẻ đối với trẻ. Khi bố mẹ thực hiện chậm lại và nhìn vào những nhiệm vụ đó với một con mắt hoàn toàn mới, chúng ta sẽ biết cách giải thích thật cặn kẽ, chậm rãi những gì đang diễn ra với trẻ.
Nhiều bố mẹ gặp phải tình trạng đau đầu vào mỗi giờ tắm của con vì bé la khóc rất dữ dội mà không hiểu lí do tại sao. Thường thì trẻ nhỏ sẽ khóc khi chúng không biết nói để người lớn hiểu và bởi vì trẻ hoảng sợ và không biết cách giải quyết. Thử tưởng tượng, nếu bạn bị một ai đó lột đồ sau đó nhúng người bạn xuống nước mà không nói cho bạn biết tại sao, bạn cũng sẽ cảm thấy sợ hãi như đứa trẻ vậy. Tuy nhiên, khi chúng ta nói trước cho trẻ hiểu sẽ làm gì trước khi bắt đầu thực hiện, và trong suốt những hoạt động đó, những từ ngữ và âm điệu của giọng nói sẽ làm chấn an trẻ. Bạn giúp cho trẻ trở thành một phần chủ động trong cuộc sống của chính trẻ thay vì luôn luôn ở tư thế bị động và dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng.
Khi trẻ khóc thay vì cố dỗ dành trẻ nín khóc, bạn có thể để cho trẻ biết bạn đang lắng nghe trẻ, thay vì liên tục nói bé đừng khóc nữa hoặc vỗ về bé bạn có thể tương tác với trẻ, giống như khi cho bé đi tắm, bạn có thể trò chuyện với con là vì sao con khóc, bé còn có thể hiểu thêm về quy luật nhân quả, ví dụ như “nước lạnh quá nên con khóc đúng không ? Mẹ sẽ thêm nước ấm vào bồn tắm và con sẽ cảm thấy tốt hơn, bây giờ thử lại nhé, mẹ sẽ cho con xuống bồn nước này để xem con có thấy thoải mái chưa, đúng rồi con thấy tốt hơn rồi đúng không.” ; ” mẹ rửa mặt hơi mạnh tay làm con đau à ? Mẹ xin lỗi, mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn nhé.”
Điều quan trọng nhất khi giao tiếp với con trong trường hợp này là để cho trẻ biết bạn đang lắng nghe mối quan tâm của trẻ và trẻ rất quan trọng với chúng ta, cha mẹ luôn lắng nghe khi trẻ muốn giao tiếp và thể hiện ý kiến.
Cách nói chuyện với trẻ cũng rất quan trọng, Tiến sĩ Montessori tin rằng chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ thật thay vì dùng các đoạn hội thoại dựng sẵn phát qua điện thoại, tivi. Bố mẹ cũng nên dùng một tông giọng và ngôn ngữ thường dùng với người lớn hoặc các trẻ lớn hơn để nói với con mình khi bé mới chỉ là bé sơ sinh ẵm ngửa. Tuy rằng trẻ còn nhỏ như vậy nhưng bé có thể hiểu được bố mẹ hay ngôn ngữ, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng trẻ nhỏ đã và đang lắng nghe tiếng mẹ đẻ từ khi lọt lòng khi ru trẻ ngủ và trò chuyện với trẻ, trẻ cũng được nghe những lời trò chuyện mỗi ngày từ khi ở trong bụng mẹ. Chính vì vậy nên cha mẹ cũng cần nói cho trẻ nghe bằng một chất giọng vui vẻ và tông giọng cao, gần gũi với trẻ để trò chuyện với bé, có thể hát những bài hát vui, tuy nhiên cách tốt nhất để giao tiếp với con là nên nói những câu chuyện thông minh đồng thời có niềm tin rằng trẻ đang hiểu điều người lớn muốn nói.
Khi nói chuyện với trẻ một cách thông minh, chúng ta đang khuyến khích trẻ giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. Chúng ta đang tăng khả năng nhận thức, của cả trẻ nhỏ và người lớn. Khi đó, cha mẹ và người nuôi dạy trẻ có thể tạo được niềm tin và gia tăng kết nối, hình thành sợi dây gắn kết ngày càng bền chặt với con.