Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nhiều người nghĩ rằng tự kỷ là một căn bệnh khủng khiếp mà họ không thể hiểu rõ. Thế nhưng đối với các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ tự kỷ thì việc nghe những lời chỉ trích như “đứa bé nghịch ngợm “hay” đứa trẻ cần một cú đập tốt lại là chuyện diễn ra thường xuyên. Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh tự kỷ xảy ra do sự khác biệt trong não. Tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ em ngay từ những tháng đầu của cuộc sống và kết quả là bé gặp khó khăn trong việc nói, hành vi, quan hệ xã hội. Nếu bạn phát hiện sớm bệnh tự kỷ sẽ giúp những đứa trẻ nhận thêm nhiều sự quan tâm và hỗ trợ.
1. Nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra bệnh tự kỷ
• Trẻ không cười sau 6 tháng tuổi.
• Trẻ em không chỉ trỏ, lảm nhảm, phản chiếu biểu hiện của mình hoặc phát triển những cử chỉ mà những đứa trẻ cùng lứa tuổi thường hay sử dụng.
• Trẻ em phản ứng theo cách tự chủ hoặc quá khích theo hướng chạm, tiếng động, và kích thích cảm giác.
Phát hiện những dấu hiệu của trẻ tự kỷ.
• Trẻ em có xu hướng chậm nói (hoặc không nói gì cả) so với những đứa trẻ khác và né tránh cái nhìn trực tiếp. Trẻ em có một thời gian dễ dàng hơn tiếp thu việc đọc, hoặc thậm chí đọc trước khi nói.
• Trẻ em có những hành động ngược lại hoặc mất đi sự phát triển (lời nói, kiểm soát hành động) như khi chúng nói “Dada” chỉ một vài lần vào lúc 9 tháng tuổi, sau đó không bao giờ làm việc đó một lần nữa.
• Trẻ em mắc chứng tự kỷ có xu hướng lặp đi lặp lại các hành vi và cư xử hiếu động thái quá như vỗ tay, đi trên đầu ngón chân, chà xát bàn chân lại với nhau, quay tròn, cắn (chính nó hay người khác), lúc lắc, vung vẩy.
• Khi trẻ lớn lên, chúng không tiếp xúc với những người khác trong xã hội và có thể có những cơn tức giận bất thường hoặc có những hành vi thô lỗ hoặc ngược lại.
2. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp và can thiệp kịp thời để bạn có thể phát triển tiềm năng cho trẻ. Nếu bạn cảm thấy con của bạn có các biểu hiện của bệnh tự kỷ, hãy liên hệ các chuyên gia trong lĩnh vực này để nhận được những lời tư vấn ngay lập tức và họ cũng đưa ra các phương pháp điều trị. Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ đã được giúp đỡ để thích nghi với cuộc sống nhờ các chuyên gia đầy kinh nghiệm này.
3. Bạn cũng nên tìm hiểu dịch vụ nào có sẵn để hỗ trợ và cung cấp cho bạn bất kỳ sự giúp đỡ tài chính cần thiết nào. Các nhà trị liệu và các tổ chức được điều hành bởi những người tự kỷ có thể là nguồn tài nguyên tuyệt vời cho việc tìm kiếm viện trợ.
Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam.
4. Sử dụng nhà văn chuyên về tự kỷ và các blogger như nguồn lực. Nhà văn tự kỷ hiểu rất rõ về căn bệnh tự kỷ, và có thể cung cấp những thông tin quan trọng, mong muốn thực sự mà trẻ thích. Họ cũng biết cái gì hiệu quả và cái gì không hay cái gì gây nguy hại cho trẻ. Nhiều người đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh về cách nuôi dạy con tự kỷ bằng tình yêu và sự chấp nhận.
T.Thu
(Theo wikihow.com)