Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bỉm tã lót là món đồ mà bé sơ sinh nào cũng cần cho đến tận năm 2,3 tuổi. Tã giấy là sản phẩm rất dễ sử dụng, không phải gấp nhiều lần phức tạp hay dùng kim băng như tã vải.Ngoài ra tã giấy còn có thể vứt bỏ dễ dàng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn. Khi đi chơi xa, tã giấy còn rất tiện dụng, chỉ cần mang theo số lượng vừa đủ dùng, không chiếm nhiều chỗ hay mất công mang về để giặt. Tuy nhiên, để bé luôn cảm thấy thoải mái và đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh thì mẹ cần lưu ý những điều sau khi chọn tã, bỉm cho bé:
Chọn bỉm có màng đáy thoáng dạng vải
Khi mua bỉm, mẹ nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải (nguồn: internet)
Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, mẹ nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dày, sẽ thích hợp hơn với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi, nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Chọn bỉm cho bé theo độ tuổi
Với từng độ tuổi khác nhau, hình dạng và loại bỉm dành cho trẻ cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh, bỉm thường dùng loại dán hai bên. Khi con đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt và chắc chắn hơn. Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động.
Chọn bỉm cho bé gái
Chọn bỉm không đúng cách có thể làm da bé bị mẩn đỏ và đau rát (nguồn: internet)
Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống. Vì thế khi chọn bỉm, mẹ cần chọn loại có thiết kế độ dày tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất; hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để có lót thêm tã vải vào bên trong.
Chọn bỉm cho bé trai
Bé trai có xu hướng ướt ở vị trí phía trước của tã. Vì thế mẹ cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã nên mẹ có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.
Việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Nếu chân bé bị vòng kiềng thì nguyên nhân chính là do bé bị bệnh còi xương, không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không nên quấn chặt tã lót cũng như mặc quần quá dày là một trong những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé. Nên đóng bỉm để bé có giấc ngủ ngon hơn, tránh cảm giác ướt át cho bé cũng như phải thay tã làm bé thức giấc.
H.T
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam