1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cách giảm nóng mùa hè cho bé yêu thoải mái

Nếu bạn có ý định đưa bé đi du lịch cùng trong hè này thì hãy tham khảo các chỉ dẫn dưới đây của chúng tôi để bé yêu nhà bạn luôn cảm thấy mát mẻ và an toàn nhưng những ngày dài nóng bức

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Cho dù bạn đặt bé trong nhà hay dẫn bé tới một khuôn viên đầy bóng râm thì dường như cũng không đủ để bé con của bạn an toàn và thoải mái trong thời tiết mùa hè nóng bức này. Việc cho bé mặc đồ diêm dúa cũng có thể khiến làn da mỏng manh của bé bị nổi rôm khi gặp thời tiết nóng. Nghiêm trọng hơn bé có thể bị đau, da bị tổn thương, cháy nắng, say nắng, thậm chí là sốt cao, thở dốc. Trong trường hợp trẻ bị quá nóng có thể dẫn đến hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS), rối loại giấc ngủ gây tử vong. Theo Bruce Epstein, bác sĩ nhi khoa ở Pinellas Park, Florida đã giải thích rằng: “Trẻ em thường bị rơi vào giấc ngủ sâu khi chúng nóng và khó thức dậy, là nguyên nhân dễ dàng dẫn tới tăng nguy cơ SIDS.”

Để đảm bảo rằng bé con nhà bạn cảm thấy mát mẻ và được an toàn trong suốt những ngày dài nóng bức của mùa hè thì hãy kiểm tra theo những tư vấn sau đây của chúng tôi”

Chọn quần áo cho trẻ đúng cách

Áo phông và quần đùi cho bé

Áo phông và quần đùi cho bé

Nếu bé ở trong phòng, bạn nên chọn những trang phục mỏng, nhẹ, thoáng, tốt nhất là làm từ sợi tự nhiên như cotton với khả năng thấm mồ hôi tốt hơn các loại vải tổng hợp. Một nguyên tắc nhỏ: “Mặc quần áo cho trẻ như bạn đang mặc quần áo,” Tiến sĩ Epstein nói. “Nếu bạn đang mặc quần short và áo T-shirt, thì cũng làm điều tương tự như vậy với bé.” Nếu bạn muốn cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, thì hãy mặc cho bé những bộ quần áo sáng màu, quần dài, áo sơ mi dài tay, và một chiếc mũ rộng vành để che khuôn mặt của bé. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đưa bé ra ngoài vào giờ cao điểm cho dù ngoài trời có vẻ xám xịt vì lúc này các tia có hại có thể xâm nhập vào những đám mây, ảnh hưởng đến bé.

Thông gió tốt

Phòng cần đảm bảo thoáng mát

Phòng cần đảm bảo thoáng mát

Khi bé không đổ mồ hôi hiệu quả có thể bé đang trở nên quá nóng, nhanh hơn so với người lớn. Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên để một đứa trẻ trong một căn phòng nóng hoặc một chiếc xe đang đỗ. Chỉ một vài phút cũng có thể làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, thậm chí trong trường hợp nặng, có thể đe dọa đên tính mạng.

Sử dụng một chiếc địu mùa hè

Sử dụng một chiếc địu bằng vải mỏng, mát dùng cho mùa hè

Sử dụng một chiếc địu bằng vải mỏng, mát dùng cho mùa hè

Sự kết hợp của giữa nhiệt độ cơ thể bạn và một chiếc địu có thể làm trẻ bị nóng và khó chịu trong một vài phút. Bạn nên chọn một chiếc địu làm từ chất vải nhẹ, mát hơn là một chiếc địu làm bằng vải dày, nóng. Nếu bạn thấy khuôn mặt bé bắt đầu đỏ ửng lên, hãy cho bé ra khỏi địu một lúc.

Giữ bé đủ nước

Cho bé uống nhiều nước

Cho bé uống nhiều nước

Mặc dù bạn không thấy bé đổ mồ hôi trên trán nhưng bé cũng dễ bị mất một lượng nước quý giá cho việc đổ mồ hôi trong thời tiết nóng bức. Khuôn mặt đỏ ửng, da trở nên ấm nóng, thở nhanh và bồn chồn là những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mất nước. Do trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước (trẻ trên 6 tháng có thể mất một lượng nước khiêm tốn), nên bạn hãy thay thế lượng chất lỏng bị mất bằng cách cho bé bú mẹ thường xuyên hơn. Trẻ nên uống thêm nhiều hơn 50 phần trăm lượng chất lỏng so với lượng chất lỏng hàng ngày vào mùa hè (lượng chất lỏng bình thường là ít nhất 130ml/kg mỗi ngày), do đó, một em bé 4,5kg thường mất 600ml chất lỏng và chúng cần được cung cấp tối thiểu là 900ml.

Thời gian hoạt động ngoài trời

Theo bác sĩ da liễu tại Millburn, New Jersey, Eric Siegel, cho biết: Thời gian tồi tệ nhất mà bạn không nên cho con ra ngoài trời là từ 10h đến 14h, khi mặt trời đang chiếu những tia có hại nhất ảnh hưởng tới làn da bé . Bạn nên lên kế hoạch cho bé ra ngoài trời trước hoặc sau thời gian kể trên.

Che mát khi ra ngoài

Đội mũ, đeo kính và dùng kem chống nắng để bảo vệ bé

Đội mũ, đeo kính và dùng kem chống nắng để bảo vệ bé

Nếu bạn cho bé ra ngoài vào mùa hè, tới bãi biển hay công viên, thì cũng hãy tìm một nơi râm mát để bảo vệ bé tránh ánh nắng trực tiếp. Có thể là dưới một một chiếc ô, hoặc một tán cây. Một vật dụng bạn có thể sử dụng là một chiếc lều bằng vải để ngăn chặn các tia có hại của mặt trời. Hãy chắc chắn rằng chiếc lều có khe lưới thông gió phù hợp. Kính mát cho bé cũng là một ý tưởng tốt, để bảo vệ mắt và làm giảm độ chói; bạn nên chọn kính mắt có thông số ghi rõ có khả năng ngăn ít nhất 99 phần trăm tia cực tím (UVA và UVB) bức xạ.

Thận trọng với Kem chống nắng

Một em bé dưới 6 tháng tuổi có làn da mỏng manh và nhạy cảm vì vậy bạn nên cố giữ bé tránh khỏi ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Tuy nhiên nếu bạn đang trong trường hợp cần đưa bé ra ngoài thì hãy sử dụng kem chống nắng cho bé. Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ thì bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ kem chống nắng trên da bé, kể cả khuôn mặt.

Đối với một em bé lớn hơn 6 tháng, sử dụng kem chống nắng tự do hơn và thường xuyên hơn. Bôi lại sau mỗi hai giờ, hoặc bất cứ khi nào bé bị ướt hoặc đổ mồ hôi. Chọn kem chống nắng không thấm nước dành cho trẻ em, với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 15.

Bảo vệ làn da của trẻ

Nếu một đứa trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầm đìa vì trời nóng hay thời tiết ẩm ướt, thì dễ dàng các mụn rôm đỏ mọc thành cụm trêm cổ, bẹn của bé, trong các nếp gấp da phía sau đầu gối hay trong các nếp gấp khuỷu tay. Để làm giảm phát ban nhiệt, bạn nên mặc cho bé những quần áo bằng chất liệu vải bông, thoáng, thấm mồ hôi và bôi phấn rôm cho bé trên những vùng da bị ảnh hưởng. Giữ bé trong phòng mát mẻ, thông thoáng sẽ làm cải thiện các triệu chứng.

Nếu bé nhà bạn dưới một tuổi và bị cháy nắng với các dấu hiệu đặc trưng như nóng, đỏ, da bị sưng, đau khi chạm vào thì bạn cần liên lạc với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ làm mát vùng da bị cháy nắng bằng nước máy (không phải lạnh), sau đó thoa kem dưỡng ẩm và để thông thoáng vùng tổn thương. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng Acetaminophen hoặc ibuprofen trẻ để làm giảm sự khó chịu của trẻ.

Minh Hường

(Theo parents)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Review trọn bộ kem chống nắng Anessa của Nhật

Review trọn bộ kem chống nắng Anessa của Nhật

Những lưu ý khi chọn mua áo chống nắng dành cho trẻ em

Những lưu ý khi chọn mua áo chống nắng dành cho trẻ em

Trẻ em có thực sự cần sử dụng kính chống nắng hay không?

Trẻ em có thực sự cần sử dụng kính chống nắng hay không?

Top 3 kem chống nắng cho bé tốt đáng mua nhất thị trường hiện nay

Top 3 kem chống nắng cho bé tốt đáng mua nhất thị trường hiện nay

Làm sao để trẻ đội chịu mũ khi ra ngoài trời nắng ?

Làm sao để trẻ đội chịu mũ khi ra ngoài trời nắng ?

6 cách đơn giản giúp mẹ chống nóng mùa hè cho bé hiệu quả

6 cách đơn giản giúp mẹ chống nóng mùa hè cho bé hiệu quả

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất