Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Kiểu dáng
Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm nhiều hơn và được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.
Cảm biến ảnh (Sensor)
Có 2 loại, CCD và CMOS, nên chọn CCD hoặc nếu chọn CMOS thì phải là loại có công nghệ mới nhất. Cảm biến ảnh của dòng máy này cũng có kích thước lớn hơn dòng máy ảnh phổ thông để nâng cao chất lượng ảnh.
Độ phân giải (Resolution)
Hiện nay độ phân giải của máy ảnh số đều rất cao, thường trên 10 Megapixel (còn gọi là 10 “chấm”), đủ để in được các ảnh lớn cở A4 (210x297mm) và lớn hơn.
Ống kính (Lens)
Loại máy này có ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 5x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Các máy cao cấp có thể cho phép tháo rời, thay đổi hoặc gắn thêm ống kính khác.
Ở loại máy này bạn cần chú ý đến thương hiệu của nhà sản xuất ống kính, nó quyết định rất lớn đến chất lượng của hình ảnh. Một số ống kính có chất lượng cao như: Nikon, Canon, Pentax, Carl Zeiss, Leica, Leupold,…
Lấy nét (Focus)
Ngoài các chế độ lấy nét tự động (Auto), lập trình sẵn (Mode), loại máy này còn cho phép chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro) giúp người sử dụng có thể linh hoạt lựa chọn trong việc lấy nét các chủ thể trong ảnh chụp.
Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Kỹ thuật đo sáng (Exposure)
Loại máy ảnh này ngoài các chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot),… còn cho phép chỉnh tay (Manual), người sử dụng có thể tự tính toán để quyết định độ sáng cho hình ảnh.
Chế độ chụp (Shutter Mode)
Chế độ chụp tự động (Auto) và các chương trình lập sẵn (P) như máy ảnh số loại phổ thông, loại máy ảnh bán chuyên nghiệp có thêm các chế độ chụp ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av) và chỉnh tay (Manual) để cho phép người sử dụng có thể tự chọn chế độ chụp theo ý mình.
Tốc độ chụp (Shuter Speed)
Máy ảnh số bán chuyên nghiệp cho phép điều chỉnh tốc độ chụp từ chậm (vài giây) tới nhanh (1/1000 giây hoặc cao hơn).
Khẩu độ (aperture)
Là độ mở của ống kính, máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp cho phép người sử dụng điều chỉnh khẩu độ tùy theo ý mình.
Độ nhạy sáng (ISO)
Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 và có thể lên đến 6400 hoặc cao hơn.
White balance
Đây là tính năng giúp hình ảnh có được màu sắc đúng, loại máy ảnh này cho phép chọn cân bằng trắng theo các chế độ định sẵn và chỉnh tay tùy ý.
Đèn Flash
Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash.
Một số máy có thêm đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.
LCD Monitor
Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2″ để dễ xem, có chất lượng cao hơn, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối.
Màn hình của một số máy có thể xoay được theo nhiều hướng.
Ống ngắm (View Finder)
Thường là ống kính (Optical), loại cao cấp hơn có thể được trang bị ống ngắm điện tử (Electronic viewfinder).
Quay video
Ngoài chức năng chụp hình, máy ảnh số còn cho phép quay phim. Các máy ảnh số đời mới có chế độ quay phim độ phân giải cao HD 720px hoặc Full HD 1080p và không giới hạn thời gian quay.
Định dạng hình ảnh
Ngoài các định dạng ảnh thông thường, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp còn có thể lưu ảnh dưới dang thô (RAW), định dạng này sẽ cho ra các tập ảnh nguyên gốc với chất lượng cao nhất và cũng có dung lượng lớn nhất dùng cho việc xử lý sau khi chụp.
Tóm lại, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp này cũng có các chức năng giống như máy ảnh số loại phổ thông nhưng có chất lượng cao hơn. Chúng được bổ sung thêm các chức năng cho phép chỉnh tay và được mở rộng hiều hơn và chi tiết hơn để đáp ứng được cho những người dùng có sở thích chụp ảnh. Sử dụng loại máy này có thể chụp được những tấm ảnh theo ý muốn, đây có thể là bước chuẩn bị cho việc sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp sau này và dĩ nhiên tới lúc đó bạn sẽ tự chọn cho mình một máy ảnh số mà không cần ai giúp đỡ, bạn đã là một chuyên gia nhiếp ảnh rồi.