1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cách cải thiện chiều cao cho bé nếu bố mẹ lùn

Khoa học đã chứng minh rằng yếu tố di truyền chỉ quyết định 23%, yếu tố dinh dưỡng chiếm 32%, yếu tố vận động cơ thể 20%, còn lại là môi trường sống, bệnh tật… Vì vậy, trẻ hoàn toàn có thể cao được dù bố mẹ lùn.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Nhiều người nghĩ rằng bố mẹ lùn thì con sẽ không thể cao được, trong khi đó, nếu bố mẹ cao thì không cần làm gì con cũng vẫn sẽ cao lớn. Mặc dù vậy, khoa học đã chứng minh rằng yếu tố di truyền chỉ quyết định 23%, yếu tố dinh dưỡng chiếm 32%, yếu tố vận động cơ thể 20%, còn lại là môi trường sống, bệnh tật…

Bởi vậy, nếu muốn cải thiện chiều cao cho con không phải là điều không thể. Nếu bố mẹ không cao nhưng vẫn muốn con cao lớn thì tốt nhất là tác động vào yếu tố dinh dưỡng và yếu tố vận động cơ thể, bên cạnh đó luôn giữ cho con khỏe mạnh và sống trong một môi trường sạch sẽ, trong lành.

Yếu tố dinh dưỡng

Như đã nói ở trên, nếu muốn tăng trưởng chiều cao, bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cho con. Theo các nhà khoa học thì có 3 giai đoạn chính để trẻ có thể tăng trưởng chiều cao vượt trội đó là:

– Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời (khoảng 3kg).

– Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm, 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.

– Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 – 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt.

Bởi vậy, hãy chăm sóc con thật tốt trong 3 giai đoạn quan trọng này, đừng để đến lúc con bạn thấp bé hơn những trẻ cùng tuổi rồi mới lo lắng và cho con ăn uống. Trong bữa ăn bao giờ bạn cũng phải đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là: đạm, bột, béo, vitamin và khoáng chất. Tốt nhất bạn nên đa dạng các loại thực phẩm không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch và thường xuyên đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng.

Các loại thực phẩm mẹ cần bổ sung cho con đó là:

Vitammin A: Loại vitmin này giúp chống khô mắt, tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc tăng chiều cao. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt.

Sắt: Có nhiều trong gan, huyết, thịt, cá, các loại đậu đỗ, rau dền….

Kẽm: Thực phẩm chứa nhiều kẽm là hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành…

Canxi: Nắm vai trò gần như cốt cán trong chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao là canxi. Nếu muốn xương phát triển, chắc khỏe bạn đừng quên các thực phẩm có chứa canxi như: sữa, hải sản, đậu nành, các loại rau… vào chế độ dinh dưỡng.

Mẹ nên cho trẻ uống thêm sữa để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tốt nhất có thể. Ngay từ khi trẻ bắt đầu cai sữa, hãy cho con uống sữa công thức tăng chiều cao. Khi trẻ lớn hơn, mẹ vẫn cần tiếp tục thói quen cho trẻ uống 2 ly sữa mỗi ngày để cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Ngoài ra, khi trẻ mới sinh ra mẹ cũng đừng “giấu” bé trong nhà mà nên cho trẻ được tiếp nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, như thế trẻ cũng sẽ cao lớn hơn.

Chế độ ăn uống cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Đừng vì chiều theo ý trẻ, trẻ thích gì là cho ăn nấy. Mẹ cần phải biết cách cân đối thực đơn, thay đổi món ăn để kích thích vị giác ở trẻ, không để trẻ chán ăn.

Yếu tố hoạt động thể chất

Yếu tố hoạt động thể chất chiếm đến 20 % vai trò trong việc cải thiện chiều cao của trẻ. Vì vậy, cùng với đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng cần phải cho trẻ vận động ngay từ khi còn nhỏ. Vận động thường xuyên không chỉ giúp cải thiện chiều cao mà còn giúp trẻ khỏe mạnh hơn, năng động hơn, thông minh hơn. Một đứa trẻ luôn hoạt động thể chất trông sẽ vui vẻ và khỏe mạnh hơn một đứa trẻ lười vận động và chỉ thích ở trong nhà.

Mẹ hãy cho bé vận động cơ thể với các bài tập tăng chiều cao như nhảy cao, tập xà đơn, bơi lội, bóng rổ, nhảy dây, cầu lông, bóng chuyền…sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển chiều cao. Tùy vào thể trạng sức khỏe mẹ hãy chọn lựa bộ môn phù hợp để tập luyện. Dù là chọn bộ môn nào cũng nên tập ít nhất là 30 phút và tạo thành thói quen mỗi ngày.

Yếu tố bệnh tật

Trẻ ốm yếu vì bệnh tật sẽ không thể cao lớn được. Một số bệnh cũng là nguyên nhân gây cản trợ sự tăng chiều cao ví dụ như: bệnh hen suyễn, đau dạ dày, tim bẩm sinh… Do đó, mẹ nên cho trẻ thường xuyên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh lý sớm, chữa trị kịp thời.

Yếu tố giấc ngủ

Giấc ngủ cũng rất quan trọng trong sự phát triển chiều cao, ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, hãy theo dõi chu kỳ ngủ thức của trẻ để điều chỉnh cho hợp lý. Đến tuổi dậy thì không cho trẻ thức quá 22h đêm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, ngủ ngon giấc. Khi ngủ hormone tăng trưởng từ tuyến yên sẽ tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.

G.H

(tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất