1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Các triệu chứng và cách điều trị ho cho trẻ nhỏ

Vào mùa hè, trẻ nhỏ thường dễ bị ho bởi các yếu tố môi trường cũng như thói quen ăn uống không lành mạnh khiến các bậc cha mẹ cảm thấy rất lo lắng. Cùng chúng tôi xem các triệu chứng ho của trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Mùa hè, trẻ thường ra ngoài chơi nhiều nên việc hít thở phải không khí khô, nóng cộng với mức độ bụi tăng cao khiến các bệnh về đường tai, mũi, họng ở trẻ nhỏ gia tăng. Thêm vào đó việc sử dụng các thức ăn và đồ uống bảo quản lạnh, sử dụng điều hoà nhiệt độ, quạt chưa đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ. Một trong những biểu hiện ban đầu cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn, dị ứng…là ho. Ho cũng có nhiều loại khác nhau (ho đờm, ho khan, ho do viêm thanh quản, và ho gà), và việc xác định trẻ đang mắc phải chứng ho gì cùng cách điều trị nhẹ nhàng nhất với trẻ nhỏ khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu.

Dưới đây là một số thông tin về các triệu chứng ho và các cách điều trị ho cho trẻ nhỏ đang rất phổ biến trên thế giới mà các mẹ có thể áp dụng cho con:

Xác định nguyên nhân gây ra các cơn ho

Trẻ có phản xạ ho khi lớp niêm mạc khí quản bị kích thích. Điều này thường xảy ra khi trẻ bị bệnh hoặc khi cơ thể chống lại các tác nhân bệnh do nhiều chất nhầy hoặc đờm. Ho là một triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh đường hô hấp khác (như bệnh suyễn). Ho là một phản xạ quan trọng bởi vì phản xạ ho giúp loại bỏ các chất nhầy có trong đường hô hấp và giúp cho việc hít thở không khí dễ dàng hơn thông qua nội khí quản vào phổi, khiến cho trẻ dễ thở.

Trẻ thường ho nhiều hơn khi nằm

Trẻ thường ho nhiều hơn khi nằm

Trẻ thường ho nhiều hơn khi trẻ đang nằm vì các chất nhầy tập trung tại phía sau cổ họng. Thông thường trẻ nhỏ có xu hướng nuốt chất nhầy, chứ không phải nhổ nó ra (giống hầu hết người lớn làm); điều này có thể gây cho những đứa trẻ cơn đau dạ dày hoặc biểu hiện muốn nôn, đặc biệt là khi có một cơn ho. Các chất nhầy cũng có thể xuất hiện trong phân của trẻ.

Trẻ bị ho có thể có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hoặc khó thở. Hãy lưu ý các dấu hiệu kèm theo các cơn ho của con bạn? Những triệu chứng đi kèm sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của bệnh của con

Các bệnh liên quan đến ho

Có bốn loại riêng biệt của ho: ho khan, ho đờm, ho do viêm thanh quản, và ho gà. Điều quan trọng là bạn phải biết con bạn đang có biểu hiện ho nào?

– Ho khan là ho thường được gây ra bởi bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi, họng), chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Đây là loại ho thường bị nặng hơn khi thời tiết ấm lên hoặc khi trẻ ngủ, nhưng ho khan cũng có thể là một dấu hiệu sớm của nhiễm trùng đường hô hấp dưới, như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Các nguyên nhân khác có thể là bệnh suyễn, với biểu hiện ho khô vào ban đêm, và tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự khác.

– Ho do viêm thanh quản có biểu hiện ho nhiều và liên tục hơn ho khan, ho khan có âm thanh tương tự như một tiếng kêu của động vật. Trẻ em bị viêm thanh quản do khí quản trên hoặc khí quản sưng; nguyên nhân chủ yếu được tìm thấy là do nhiễm virus. Sưng ảnh hưởng đến các dây thanh âm và gây ho. Một đứa trẻ với bị viêm thanh quản thường có biểu hiện bị khàn tiếng, hít thở khó, có thể dẫn tới tím tái.

– Ho đờm gây ra bởi các chất tiết dịch nhầy, thường tìm thấy ở đường hô hấp dưới (khí quản và phổi). Nguyên nhân thường gặp của ho đờm là do nhiễm trùng và bệnh hen suyễn. Ho giúp loại bỏ chất nhầy từ đường hô hấp dưới.

– Ho gà (hay còn gọi là bệnh ho gà). Một đứa trẻ bị ho gà thì sẽ có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng các cơn ho dần trở nên tồi tệ hơn, với những cơn thở sâu, ho nhanh chóng, đặc biệt là vào ban đêm. Những cơn ho thường xuyên xảy ra với 5-15 tiếng ho một cơn và diễn ra nhanh chóng. Sau khi ho, trẻ thở gấp, đôi khi âm thanh giống tiếng gà kêu. Các cơn ho nhanh có thể dẫn đến khó thở da trông hơi xanh vì sự thiếu hụt tạm thời của oxy.

Các biến chứng của ho

Một lý do nguy hiểm gây ho là do có một vật gì đó là bị mắc kẹt trong cổ họng hay khí quản của trẻ. Nếu con của bạn đột nhiên bắt đầu ho và dường như thở khó khăn thực sự, hoặc trẻ bắt đầu nắm lấy cổ họng của mình, thì có thể trẻ đã nuốt phải một vật nhỏ hoặc một miếng thức ăn cứng bị mắc kẹt trong khí quản. Với trẻ em trên 1 tuổi, thực hiện phương pháp Heimlich. Nếu không, hãy gọi cấp cứu hoặc bác sĩ ngay nếu trẻ:

– Dưới 1 tháng tuổi

– Có rối loạn hô hấp rõ ràng và không phải là do nghẹt mũi

– Ho co thắt và nôn ra (mất ý thức)

– Da bắt đầu chuyển sang màu xanh quanh môi, miệng, và móng tay

– Ho ra máu

– Hoạt động kém hơn bình thường

– Lên cơn động kinh

Nếu bạn chắc chắn rằng con bạn không bị nghẹn, kiểm tra các triệu chứng nghiêm trọng khác. Tới gặp bác sĩ ngay nếu con bạn:

– Ói mửa hoặc có cơn đau ngực

– Bị bệnh hen suyễn hoặc dị ứng

– Bị nhiễm trùng xoang

– Đã từng bị sốt 38° C hoặc cao hơn trong hơn 72 giờ

– Trong độ tuổi từ 1-3 tháng và đã bị ho nhiều hơn 72 giờ

– Ho tăng lên hoặc dai dẳng ho trong hơn ba tuần.

Điều trị ho

Nếu con bạn bị ho, hãy thử những phương pháp điều trị sau đây:

– Cho trẻ uống nhiều nước. Việc này sẽ giúp ngăn tích tụ chất nhầy. Chất lỏng nóng hoặc súp sẽ giúp trẻ giảm bớt đau nhức và khó chịu ở ngực và có thể làm lỏng chất nhầy tốt.

– Hãy để con bạn hít không khí ẩm. Hơi nước có thể dễ dàng làm giảm ho cho con bạn. Việc này có thể được thực hiện theo nhiều cách:

+ Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng ngủ của con bạn.

+ Xả nước ấm trong phòng tắm đóng kín cửa. Khi căn phòng đã được phủ đầy hơi nước, ngồi trong phòng tắm với con bạn trong khoảng 10 phút.

+ Treo một chiếc khăn ẩm trong phòng ngủ của con bạn.

– Nếu con bạn bị ho khan hoặc ho viêm thanh quản, bạn nên đặt trẻ trong môi trường không khí mát mẻ. Hít thở không khí mát mẻ sẽ làm giảm sưng đường hô hấp, giúp ngăn chặn các cơn ho. Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách:

+ Mở cửa sổ để con bạn có thể hít không khí ẩm và mát mẻ.

+ Đưa bé tới nơi không khí trong lành bằng ô tô có mở cửa sổ xe

+ Hãy để trẻ hít hơi từ một tủ lạnh hoặc tủ đông mở.

+ Một đứa trẻ bị ho khan nên tránh tập thể dục. Trẻ lớn hơn được nhận định rằng cơn ho gia tăng khi vận động thể chất

– Cho trẻ dùng thuốc ho. Có hai loại thuốc ho:

+ Thuốc ho long đờm, giúp nới lỏng chất nhầy dành cho ho đờm

+ Thuốc làm giảm ho gây ức chế phản xạ ho cho ho khan có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chúng ta không nên dùng loại thuốc ho này cho ho đờm vì phản xạ ho là cần thiết để tống chất nhầy ra, và cũng không nên sử dụng loại này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

– Ho gà có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Vì vậy khi trẻ đủ tháng các bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở chức năng để tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà. Với những trẻ đã tiêm phòng vacxin nếu có bị ho gà thì cũng chỉ là trường hợp nhẹ của bệnh. Còn những trẻ chưa được chủng ngừa cũng dễ bị nhiễm trùng, bởi khả năng miễn dịch thấp. Ngoài ra những cá nhân không được tiêm phòng có thể là nguồn dễ dàng lây bệnh cho người khác.

Minh Hường

(Theo Parents)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ hiệu nghiệm

Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ hiệu nghiệm

15 cách trị ho cực hiệu quả cho trẻ sơ sinh

15 cách trị ho cực hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn uống gì giúp bé chữa bệnh

Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn uống gì giúp bé chữa bệnh

7 loại thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn khi bị ho

7 loại thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn khi bị ho

Top 6 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé trong thời điểm giao mùa

Top 6 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé trong thời điểm giao mùa

Review tã bỉm Bobby gạo non Organic tất tần tật từ A-Z

Review tã bỉm Bobby gạo non Organic tất tần tật từ A-Z

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất