Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chip laptop
Chip xử lý là bộ phận chính của một chiếc laptop nên bạn cần để ý kỹ đến thông số này. Sẽ có 2 điểm mà bạn cần quan tâm là chip Core i mấy và Core i thế hệ thứ mấy.
Thông thường, laptop có cấu hình thấp thì chip sẽ thuộc Celeron, Pentirum hoặc Core i3. Máy có cấu hình tầm trung và mạnh thì sử dụng core i5 đến core i7. Ngoài ra, cũng có một số máy sử dụng chip core M với một số ưu nhược điểm riêng biệt.
Bên cạnh đời máy, bạn có thể sẽ bắt gặp các từ đi đằng sau nó, đó là những từ ám chỉ thế hệ nâng cấp mới nhất của chip, thế hệ chip càng cao thì sức mạnh xử lý càng tốt. Hiểu đơn giản là laptop Core i7 thế hệ 1 sẽ không chạy nhanh hơn được laptop Core i7 thế hệ 7.
Các thế hệ chip lần lượt từ 1 – 7: Nehalem – Sandy Bridge – Ivy Bridge – Haswell – Broadwell – SkyLake – KabyLake. Khi mua laptop các bạn nhớ để ý kỹ nhé.
Ổ cứng
Ổ cứng hiện nay có hai loại là HDD và SSD trong đó HDD là thông dụng nhất do chi phí sản xuất thấp, giá bán tốt hơn, dung lượng phổ biến là 500GB – 1TB nhưng bị hạn chế nhiều về vấn đề tỏa nhiệt và tốc độ đọc/ghi.
Trong khi đó, SSD đắt nhưng xắt ra miếng. Ưu điểm của nó là giúp máy khởi động nhanh gấp đôi SSD, tốc độ đọc/ghi cao cho phép truyền tải, sao lưu dữ liệu với tốc độ chóng mặt. Hạn chế của nó là dung lượng vẫn còn khá thấp, phổ biến nhất là 128GB và 256GB.
RAM
Muốn biết một chiếc máy tính xách tay chạy nhanh hay chậm, bạn chỉ cần quan tâm đến RAM của nó. RAM càng lớn thì máy chạy càng nhanh. Hiện nay hầu như dòng laptop nào bán ra thị trường cũng đều có mức RAM trung bình là 4GB, cho tốc độ sử dụng khá ổn.
RAM cũng có nhiều thế hệ, ví dụ như RAM DDR3, DDR3L hay DDR4 và mỗi máy chỉ sử dụng một thế hệ RAM nhất định, nếu máy chạy DDR3 mà bạn lắp thanh DDR4 vào thì máy sẽ không nhận.
Card đồ họa
Nếu không đặt nặng nhu cầu đồ họa thì bạn có thể dùng card đồ họa tích hợp, còn nếu muốn trải nghiệm đồ họa ở mức độ sâu hơn như học hành, chơi game… thì hãy chạn card rời.
Card đồ họa phổ biến ở rất nhiều dòng máy,nó sử dụng chung dung lượng RAM của máy để xử lý hình ảnh nên thường sẽ cho hình ảnh không được mượt mà bằng card rời, khả năng xử lý hình ảnh 3D cũng không hoàn hảo.
Card rời thì lại không chung đụng gì với RAM, có thể tự mình thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hình ảnh trong game hay ứng dụng đồ họa. Thương hiệu phổ biến là AMD và NVIDIA.
Trên đây là bí quyết chọn mua laptop có thể giúp bạn xác định được cấu hình của một chiếc laptop mạnh hay yếu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được chiếc laptop ưng ý. Chúc các bạn thành công!