Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Cách sử dụng tủ lạnh Toshiba đúng cách
Tủ lạnh Toshiba sau khi mua về, thì mọi người cần đặt vào vị trí cố định trong 2 tiếng để khí gas ổn định rồi mới bắt đầu khởi động cho tủ hoạt động. Khi này, người dùng cũng đừng ngay lập tức cho thực phẩm vào bảo quản mà cần để thiết bị chạy không và cứ sau vài giờ thì bạn mở cánh tủ ra 1 lần để mùi nhựa của tủ lạnh mới bay ra ngoài.
Khi tủ đã được làm lạnh đủ và mùi nhựa đã thoát ra ngoài thì mọi người tiến hành ngắt nguồn điện và vệ sinh thiết bị sạch sẽ lại thêm một lần nữa. Tiếp tới, người dùng khởi động lại tủ lạnh và điều chỉnh nhiệt độ bên trong tủ phù hợp cho mỗi ngăn. Thường thì, nhiệt độ lý tưởng cho ngăn mát dùng để bảo quản thực phẩm là khoảng từ 4-5 độ C. Với ngăn đông thì nhiệt độ tốt nhất nên để là âm 17 độ C để giúp đóng băng thực phẩm. Cuối cùng, mọi người cho thực phẩm vào lưu trữ và dùng như bình thường.
Trong quá trình dùng tủ lạnh Toshiba thì mọi người cũng nên linh động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp tùy vào thực phẩm bạn bảo quản nhé.
Đặc biệt, mọi người cũng nên bảo quản trái cây, rau quả ở ngăn chuyên biệt được thiết kế riêng bên trong tủ lạnh để thực phẩm được bảo quản tốt nhất. Với ngăn này, khi rau củ quả được lưu trữ bên trong, thì mọi người sẽ không cần đóng túi mà vẫn đảm bảo sự tươi ngon và bảo quản được trong thời gian dài.
2. Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh Toshiba đúng cách
2.1. Bước 1: Chuẩn bị những vật dụng cần thiết
Mọi người cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc làm sạch tủ lạnh được dễ dàng và nhanh chóng hơn, bao gồm có:
- Túi rác
- Nước ấm, xà phòng/giấm
- Khăn sạch
2.2. Bước 2: Ngắt nguồn điện và đưa toàn bộ thực phẩm bên trong tủ lạnh Toshiba ra ngoài
Trước khi thực hiện làm vệ sinh tủ lạnh Toshiba, mọi người cần bảo đảm tủ lạnh đã không còn kết nối với bất kỳ nguồn điện nào, để đảm bảo tốt nhất cho sự an toàn của người dùng. Tiếp theo bạn cần lấy hết toàn bộ thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài.
2.3. Bước 3: Rửa từng bộ phận trong tủ lạnh Toshiba
Khi đã dọn tất cả thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài, thì mọi người hãy tháo từng bộ phận di động của thiết bị như là các ngăn, kệ chứa. Sau đấy, bạn làm sạch chúng bằng nước ấm có pha loãng xà phòng. Mọi người cần chắc chắn các bộ phận này phải thật khô ráo không còn đọng nước trước khi lắp ráp vào lại.
Bên cạnh nước xà phòng, thì bạn cũng có thể pha các loại dung dịch giúp vệ sinh cho tủ lạnh sạch một cách tự nhiên nhưng vẫn đạt hiệu quả cao như là hỗn hợp pha trộn giữa baking soda + muối, hoặc muối + giấm ăn.
2.4. Bước 4: Lắp ráp từng bộ phận linh động trở lại vào tủ
Khi các khay kệ, ngăn chứa đã chắc chắn khô ráo, thì mọi người hãy lắp ráp lại vào tủ lạnh như ban đầu. Lưu ý, không nên lắp ngay các bộ phận này vào tủ lạnh mà hãy đợi sau khi tủ lạnh Toshiba kết nối lại với điện 30 phút. Và trước khi đặt thực phẩm lại vào tủ, thì mọi người cũng cần chắc chắn phần thân tủ lạnh + các lọ hộp thực phẩm đã được làm khô hoàn toàn.
2.5. Bước 5: Vệ sinh bên ngoài thân tủ lạnh Toshiba
Mọi người cần nhớ vệ sinh cả bên ngoài thiết bị tủ lạnh Toshiba. Nhiều khi bên ngoài tủ lại là vị trí có nhiều vết bẩn nhất. Bạn có thể xịt giấm lên và đợi 2 phút rồi sử dụng khăn khô mềm lau thật sạch lại phần cửa và tay nắm tủ lạnh.
3. Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện tủ lạnh Toshiba
Sơ đồ mạch điện tủ lạnh là phần quan trọng phải có trong hệ thống của thiết bị tủ lạnh Toshiba. Sơ đồ chính là bản thiết kế hay là cấu trúc của mạch điện, giúp từng linh phụ kiện và thành phần bên trong tủ lạnh có thể hoạt động hài hòa với nhau để mang lại hiệu quả làm lạnh tốt nhất.
Sơ đồ này được thiết kế bên trong tủ lạnh giúp tùy chỉnh áp suất, dòng chảy cũng như nhiệt độ của chất làm lạnh để đảm bảo rằng chất làm lạnh này được nén → bay hơi → lưu thông theo quy trình để nhiệt độ lạnh bên trong tủ luôn được ổn định.
Sơ đồ mạch điện bao gồm có máy nén, có chức năng chứa khí gas và tạo ra chênh lệch áp suất và nhiệt độ giữa 2 dàn. Dàn ngưng đặt ngoài tủ lạnh để giảm nhiệt độ của chất làm lạnh thông qua việc giảm áp suất, khi chất này lạnh hơn, thì sẽ thay đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí và đi qua van tiết lưu.
Trong quá trình đi qua van tiết lưu chất làm lạnh từ khu vực áp suất cao chuyển sang khu vực áp suất thấp. Khi điều này xảy ra, chất lạnh sẽ mở rộng và bay hơi. Trong quá trình bay hơi theo, nó sẽ hấp thụ nhiệt và bắt đầu làm lạnh. Dàn bay hơi theo sơ đồ mạch điện tủ lạnh cho phép chất làm lạnh hấp thụ nhiệt và làm lạnh không gian bên trong tủ lạnh. Quá trình này được lặp lại nhiều lần để duy trì nhiệt độ lạnh.
Các thiết bị chính trong sơ đồ mạch điện:
- Máy nén (Block): Là thiết bị có trong hệ thống tủ lạnh với chức năng tuần hoàn gas lạnh trong hệ thống
- Rơ le đề (bộ đề/ tụ): Sử dụng để kích hoạt tủ hoạt động, tụ có chức năng tăng momen và khởi động cho mô-tơ ở khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó còn cho phép mô-tơ chạy cũng như dừng được nhanh chóng.
- Bộ bảo vệ quá nhiệt: Bộ này được sử dụng để bảo vệ máy nén khi máy làm việc quá năng suất.
- Rơ le thời gian (Timer): Sử dụng để thay đổi chế độ làm việc khi tủ lạnh hoạt động. Rơ le này sở hữu 4 chân, chân cấp nguồn cho Timer hoạt động 1-3, chân 3-4 cấp nguồn cho Block kích hoạt chế độ lạnh, chân 3-2 khi tủ lạnh đang ở chế độ xả tuyết.
- Điện trở xả tuyết: Sử dụng để xả tuyết trong tủ lạnh, thường thì cứ khoảng 8-12 giờ thì sẽ xả tuyết 1 lần.
- Sò nóng: Có tính năng như bộ phận đóng cắt trong hệ thống điện. Thiết bị này được trang bị trong tủ lạnh để giúp bảo vệ hệ thống tránh tình trạng chập cháy do hệ thống xả tuyết hoạt động liên tục mà không dừng sau khi tuyết đã được xả hết.
- Sò lạnh: Trường hợp tuyết bám dày trên dàn lạnh khiến cho khả năng trao đổi nhiệt bên trong tủ bị ngắt quãng, khi này sò lạnh sẽ có tác dụng đóng điện cho điện trở xả tuyết giúp tuyết bám trên dàn lạnh được tan nhanh hơn.
- Bộ điều chỉnh nhiệt độ: Có tác dụng thay đổi nhiệt độ tủ theo nhu cầu
- Công tắc cửa: Sử dụng để tắt mở đèn.
Hi vọng rằng với các thông tin hướng dẫn cách sử dụng tủ lạnh Toshiba cũng như vệ sinh tủ và tìm hiểu sơ đồ mạch điện tủ lạnh bên trên, thì mọi người đã hiểu cách vận hành tủ lạnh này nhé.