Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bảng mã lỗi điều hòa LG inverter – cập nhật 2022
Dưới đây là bảng mã lỗi dòng máy điều hòa LG inverter do nhà sản xuất cung cấp. Nếu không may chiếc điều hòa LG inverter bị hỏng hóc hoặc gặp sự cố bạn có thể căn cứ vào bảng mã lỗi này để tìm cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Mã lỗi CH01: Lỗi mạch, hở tiếp điểm, mối hàn kém.
+ Mã lỗi CH02: Cảm biến nhiệt độ kẹp ở đường ống nén máy lạnh ngoài dàn nóng bị lỗi.
+ Mã lỗi CH03: Lỗi giữa dây tín hiệu kết nối từ dàn lạnh đến dàn nóng, dây tín hiệu kết nối sai.
+ Mã lỗi CH04: Phao nước bị lỗi.
+ Mã lỗi CH05: Lỗi bo mạch dàn nóng, không khiển tín hiệu vào dàn lạnh.
+ Mã lỗi CH06: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng, hỏng bo mạch dàn lạnh.
+ Mã lỗi CH07: Dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ.
+ Mã lỗi CH09: Lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh.
+ Mã lỗi CH10: Quạt dàn lạnh không chạy, chạy yếu. Quạt hư, lỗi bo dàn lạnh.
+ Mã lỗi CH22:: Điện áp, nguồn điện vào quá cao.
+ Mã lỗi CH23: Điện áp, nguồn điện vào quá thấp.
+ Mã lỗi CH26: Block (máy nén) inverter không chạy, lỗi bo.
+ Mã lỗi CH27: Mã lỗi điều hòa LG có nghĩa là mạch quá tải, bo mạch bị hỏng.
+ Mã lỗi CH29: Sung khiển từ bo ra máy nén bị lệch pha.
+ Mã lỗi CH33: Nhiệt độ ống nén môi chất quá cao. Lỗi cảm biến nhiệt ngoài dàn nóng.
+ Mã lỗi CH41: Cảm biến nhiệt độ máy nén bị lỗi, nhiệt độ máy nén tăng cao.
+ Mã lỗi CH44: Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi.
+ Mã lỗi CH45: Cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng bị lỗi.
+ Mã lỗi CH46: Cảm biến đường ống môi chất về bị lỗi.
+ Mã lỗi CH47: Bo mạch dàn nóng hoặc dàn lạnh bị lỗi.
+ Mã lỗi CH51: Lỗi quá tải.
+ Mã lỗi CH54: Lệch pha, mất pha.
+ Mã lỗi CH60: Lỗi bo mạch trên dàn nóng
+ Mã lỗi CH61: Dàn nóng quá dơ, không giải nhiệt được.
+ Mã lỗi CH62: Lỗi bo mạch trong dàn lạnh.
+ Mã lỗi CH67: Lỗi quạt dàn nóng.
Cách kiểm tra mã lỗi trên điều hòa LG Inverter
Điều hòa LG Inverter được chia thành 2 loại. Trong đó một dòng máy lạnh LG Inverter có màn hình hiển thị LED và một loại thì không. Cách kiểm tra mã lỗi trên 2 dòng máy điều hòa LG Inverter này vì thế cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
+ Dòng máy điều hòa LG Inverter có màn hình LED hiển thị: Bạn chỉ cần nhìn lên màn hình hiển thị của dàn lạnh khi thấy máy có bất kỳ dấu hiệu, sự cố hoặc trục trặc nào, mã lỗi sẽ hiển thị.
+ Dòng máy điều hòa LG Inverter không có màn hình LED: Lúc này mã lỗi sẽ hiển thị mà thông qua đèn báo bằng cách nhấp nháy đèn. Cách test lỗi của dòng máy này chính là đếm số lần nhấp nháy đèn để tương ứng với bảng mã lỗi điều hòa LG. Ví dụ đèn nháy 1, 2 hoặc 3 lần sẽ ứng với các mã lỗi CH01, CH02 hay CH03….
Kinh nghiệm sử dụng điều hòa LG Inverter hiệu quả và bền bỉ
Để hạn chế tối đa xảy ra các mã lỗi cũng như sự cố, hỏng hóc, khi sử dụng điều hòa LG Inverter bạn cần lưu ý một số điều sau:
+ Lựa chọn điều hòa LG Inverter có công suất phù hợp với diện tích phòng: Ví dụ điều hòa ~1 HP (9000 BTU) dùng cho phòng có diện tích dưới 15 m2; điều hòa 1.5 HP (12000 BTU) dùng cho phòng 15-20 m2; điều hòa 2 HP (18000 BTU) dùng cho phòng 20-30 m2; điều hòa 2.5 HP (24000 BTU) dùng cho phòng 30-40 m2.
+ Nhiệt độ cài đặt điều hòa chỉ nên thấp hơn 5 -7 độ C so với môi trường. Không nên cài đặt mức nhiệt quá thấp dưới 23 độ C trong thời gian dài. Vì điều này không chỉ gây tiêu tốn điện năng, khiến máy nhanh hỏng mà bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng bị sốc nhiệt như: ngất xỉu, ảo giác, mất ý thức, khó thở, tim đập nhanh,…
+ Nên sử dụng thêm quạt cho phòng điều hòa để luồng gió mát được phân bổ đều hơn và xa hơn, giúp làm mát căn phòng nhanh chóng.
+ Không nên bật điều hòa 24/24, hãy để máy điều hòa được nghỉ ngơi vào những thời điểm mát mẻ trong ngày như sáng sớm, đêm.
Hy vọng bảng mã lỗi điều hòa LG inverter cập nhật 2022 kèm cách kiểm tra và một số kinh nghiệm sử dụng chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho bạn!