1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

9 nguyên nhân khiến bé chậm phát triển chiều cao

Trẻ chậm phát triển chiều cao chính là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ bởi thời đại bây giờ việc bé lùn hơn các bạn cùng trang lứa sẽ khiến bé tự ti và gặp bất lợi trong công việc. Hãy cùng tìm hiểu 9 nguyên nhân khiến bé chậm phát triển chiều cao nhé!

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Do di truyền theo gia đình

23% chiều cao của bé là do ảnh hưởng từ bố mẹ, vì vậy, rất có thể việc bố mẹ không cao đã khiến bé không thể cao được. Đã có một công thức tính chiều cao trung bình của trẻ dựa trên chiều cao của bố mẹ. Công thức này được thiết lập bởi giáo sư nhi khoa tại Trường Y khoa Keck thuộc Trường Đại học Nam California, Los Angeles, sẽ dự đoán chiều cao cuối cùng của con bạn, sai lệch 5 cm.

Đối với bé gái:

Chiều cao trưởng thành cuối cùng = ((chiều cao của cha – 12,7 cm) + chiều cao của mẹ) / 2

Đối với bé trai:

Chiều cao trưởng thành cuối cùng = ((chiều cao của mẹ + 12,7 cm) + chiều cao của cha) / 2

Rõ ràng, việc bố mẹ không cao cũng là bất lợi cho chiều cao của trẻ. Tuy nhiên vẫn còn 77% yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, vì vậy, hãy cải thiện chiều cao cho con bằng các phương pháp thích hợp.

Chậm tăng trưởng do thể tạng, còn gọi là chậm dậy thì

Một trong 3 giai đoạn trẻ tăng trường chiều cao nhiều nhất đó chính là thời gian trẻ dậy thì. Nếu trẻ bị thấp hơn so với các bạn cùng lớp thì rất có thể trẻ đang bị chậm dậy thì. Thường thì bé gái sẽ dậy thì sớm hơn bé trai, vì vậy, đừng ngạc nhiên khi trong lớp con gái chiếm ưu thế về chiều cao. Khi kết thúc giai đoạn dậy thì, thường thì bé trai sẽ “phổng phao” hơn và cao hơn bé gái rất nhiều.

Chậm tăng trưởng trong tử cung

Giai đoạn mang thai của mẹ rất quan trọng đối với bé, đây là giai đoạn mà bé tăng trường chiều cao mạnh nhất, bởi vậy, nếu mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không có tâm trạng thoải mái thì chắc chắn con sẽ bị “chậm lớn” ngay từ trong bụng mẹ.

Theo thống kê, 10% trẻ không bắt kịp chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Mẹ nên theo dõi chiều cao của bé. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn sinh non, nhẹ cân và không đạt được chiều cao bình thường lúc 2 tuổi. Một số trẻ có thể cần phải điều trị để đạt được chiều cao bình thường.

Suy dinh dưỡng

Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ đã được cải thiện nhiều, không có quá nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng như trước đây. Hãy nhớ rằng, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Vì vậy, nếu muốn trẻ phát triển bình thường, mẹ cần phải theo dõi cân nặng của bé, không nên để bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu không thể tự tăng cân cho con, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, của các chuyên gia dinh dưỡng.

Trẻ mắc bệnh mạn tính

Không phải trẻ nào sinh ra cũng đã khỏe mạnh và phát triển bình thường. Cũng có những đứa trẻ không được may mắn nên mắc phải một số bệnh mạn tính như: suy gan, suy thận… Những bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ về sau này mà có thể ảnh hưởng tới tính mạng cảu bé. Vì vậy, ngay từ lúc còn mang thai, mẹ cần phải đi khám thai định kỳ, cùng bác sĩ theo dõi diễn biến sức khỏe của bé để chữa trị và có biện pháp thích hợp.

Sang chấn về tâm lý

Một khi bị ảnh hưởng đến tăng trưởng, sức khỏe, bé sẽ không thể cao lớn được. Một số trẻ sinh ra trong hoàn cảnh không may măn, bị ngược đãi, lạm dụng… có thể bị ảnh hưởng đến tăng trưởng, vì thế mà chiều cao cũng không thể tăng được. Bởi vậy, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến con mình để bé phát triển tâm lý một cách toàn diện.

Bất thường nhiễm sắc thể

Hội chứng Turner, gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể (45XO), đôi khi trẻ có hình dáng bên ngoài bình thường nhưng chậm tăng trưởng. Khi trẻ lớn hơn sẽ có các vấn đề về hệ sinh dục như vô kinh, không dậy thì…Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ cho trẻ.

Loạn sản sụn và xương

Trẻ thường có vẻ bề ngoài thất thường, chân ngắn, tay ngắn, cổ tay, cổ chân bè, hộp sọ bất thường… Chính sụn và xương là hai yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ. Một khi sụn và xương bị loạn sản hoặc đóng, thì trẻ sẽ không thể cao thêm được.

Nguyên nhân nội tiết

– Thiếu nội tiết tố tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng.Từ sơ sinh đến 3 tuổi, trẻ tăng 8-10 cm/năm; từ 3-10 tuổi ở bé gái và 3-13 tuổi ở bé trai, trẻ tăng 6-7 cm/năm và giai đoạn dậy thì có thể tăng vọt 8-12 cm/năm. Rất dễ nhận biết những trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng vì gần như không tăng trưởng chiều cao hoặc tăng trưởng rất chậm. Trẻ càng lớn, sự phát triển chiều cao càng cách biệt so với trẻ cùng lứa tuổi.

– Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ nội tiết tố tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.

– Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây chậm tăng trưởng như hội chứng cushing, tiếp xúc với hormon sinh dục nam ngoại sinh, tăng sinh thượng thận bẩm sinh, dậy thì sớm…

G.H

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
20 loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân phù hợp cơ địa các độ tuổi

20 loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân phù hợp cơ địa các độ tuổi

20 loại sữa cho bé kém hấp thu biếng ăn suy dinh dưỡng từ 6 tháng tuổi

20 loại sữa cho bé kém hấp thu biếng ăn suy dinh dưỡng từ 6 tháng tuổi

So sánh sữa milo Thái và Úc về hương vị, giá cả, giá trị dinh dưỡng

So sánh sữa milo Thái và Úc về hương vị, giá cả, giá trị dinh dưỡng

BỔ SUNG CANXI CHO BÉ NHƯ THẾ NÀO?

BỔ SUNG CANXI CHO BÉ NHƯ THẾ NÀO?

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Cách pha bột ăn dặm Heinz đảm bảo dinh dưỡng và thơm ngon

Cách pha bột ăn dặm Heinz đảm bảo dinh dưỡng và thơm ngon

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất