Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trẻ nhỏ thường có phần niêm mạc mũi khá mỏng manh nên rất dễ gặp các bệnh về hô hấp, gây ra một số hiện tượng như sổ mũi, nghẹt mũi,… Vậy nên, việc sử dụng máy hút mũi cho trẻ là một việc cần thiết phải làm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi hút mũi bằng máy thì các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số điều kiện đưa ra trong bài viết sau đây.
Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Đối với lứa tuổi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường sẽ gặp một số vấn đề về đường hô hấp gây sổ mũi, ngạt mũi, khó thở. Bởi vì đờm và chất nhầy chứa trong khoang mũi, khoang miệng tạo ra sự ứ đọng mà trẻ nhỏ không tự biết cách hỉ ra nên càng khiến chất nhầy tắc nghẽn bên trong gây khó thở ở bé.
Vậy nên, nếu bố mẹ thấy bé đang gặp phải các hiện tượng sau thì cần phải hút mũi cho bé ngay:
– Trẻ em khó thở, thở khò khè và không tự hỉ mũi hay khạc nhổ đờm ra ngoài.
– Bé cần nhiều khí oxy để đảm bảo quá trình thở không gặp trở ngại.
– Đường hô hấp của bé gặp vấn đề, gây trở ngại đến sự thở và ăn uống như: Cúm ngạt mũi, ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, viêm mũi dị ứng,…
– Trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao, hay bị khó thật, từng có biểu hiện co giật,…
9 lưu ý khi dùng máy hút mũi cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ thường phần niêm mạc mũi khá yếu nên rất dễ bị tổn thương khi gặp tác động mạnh. Vậy nên, khi sử dụng máy hút mũi tự động thì bố mẹ cần phải lưu ý một số điều như sau:
– Nên lựa chọn loại máy hút mũi phù hợp với độ tuổi của bé, đầu hút mềm để đảm bảo quá trình sử dụng nhẹ nhàng và không gây tổn thương đến vùng mũi của bé.
– Bố mẹ cần phải vô trùng máy hút bằng cách luộc qua nước nóng, dung dịch sát trùng và tay phải vệ sinh bằng xà phòng sạch sẽ.
– Quá trình thao tác hút mũi bằng máy cho bé thật nhẹ nhàng, đặc biệt là việc điều khiển ống bơm và tốc độ sao cho phù hợp nhất để không tạo ra những tổn thương cho bé.
– Không nên thực hiện việc hút chất nhầy trong mũi bằng miệng vì rất dễ tích tụ vi khuẩn từ miệng bố mẹ vào mũi của bé.
– Không nên vệ sinh mũi bằng máy quá 2 lần/ngày. Vì thực hiện quá nhiều sẽ làm thành mũi của bé mỏng đi và dễ tạo ra những tổn thương nghiêm trọng.
– Sau khi vệ sinh mũi bằng máy xong, bố mẹ bên nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý để đảm bảo vô trùng quá trình vệ sinh ở thành mũi của bé sạch sẽ, diệt khuẩn.
– Cần có chỉ định của bác sĩ khi thực hiện việc vệ sinh mũi bằng máy. Đồng thời, bố mẹ nên thử lực hút của máy trên mũi mình trước khi tiến hành hút chất nhầy trên mũi của bé.
– Sau mỗi lần vệ sinh đờm dãi cho bé, cần phải làm sạch tất cả các bộ phận trên máy hút mũi cho trẻ bằng nước ấm, dung dịch sát khuẩn và bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ.
– Trường hợp nếu vệ sinh chất nhầy trong mũi của bé khoảng 3 ngày mà không thấy đỡ, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy hút mũi cho trẻ. Hy vọng dựa vào những chia sẻ này từ cổng thông tin so sánh giá Websosanh.vn mọi người sẽ có thêm kiến thức chăm sóc bé yêu của mình hiệu quả và an toàn hơn với máy hút mũi.