Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Có rất nhiều mốc quan trọng mà bé cần đạt được khi bắt đầu ăn dặm. Dưới đây là 8 mốc nổi bật nhất:
Khi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm
Hầu hết các bác sĩ nhi khoa và Viện Khoa học Nhi Khoa Mỹ đều khuyến cáo rằng, bạn nên cho bé bắt đầu làm quen với thức ăn rắn khi chúng khoảng từ 4 đến 6 tháng. Đây là khi bé bắt đầu có “phản xạ đẩy lưỡi” hoặc phản xạ đùn, rất quan trọng khi cho bé bú vú hoặc bú bình khi chúng còn nhỏ, nhưng lại cản trở việc ăn uống. Cũng vào thời điểm này, đầu bé có thể giữ vững, tự kiểm soát.
Nếu bé nhà bạn đang ở xung quanh độ tuổi này, có thể ngồi nếu được hỗ trợ và cảm thấy thích thú với thức ăn khi chúng nhìn thấy bạn ăn thì có lẽ đây là thời điểm tốt để bé làm quen với thức ăn rắn. Nếu con bạn được bú sữa mẹ hoàn toàn thì một khuyến cáo nữa là bạn nên chờ đến khi con được 6 tháng rồi mới cho con làm quen với đồ ăn rắn.
Khi trẻ sẵn sàng chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn
Nâng dần độ thô trong thức ăn của trẻ là một quá trình – rõ ràng, chúng không nên chuyển thẳng từ bột ngũ cốc để sang bột nho khô. Nhưng sau vài tuần đầu điểu chỉnh việc ăn chứ không chỉ nuốt thức ăn, thì bé nhà bạn cần phải sẵn sàng để nhai, xử lý các mẩu thức ăn rắn dạng nhỏ.
Bé làm quen với thức ăn tăng dần độ thô
Cho bé làm quen dần với các dạng thức ăn một cách từ từ. Đầu tiên là cho bé thử chuối nghiền hay bơ nghiền. Bạn có thể cũng sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn ở các cửa hàng thực phẩm cho bé – với các dạng nhuyễn mịn vào đầu giai đoạn 1 đến hơi sệt vào giai đoạn 2 và đặc quánh hơn khi bé ở giai đoạn 3, khoảng 9 tháng tuổi (trẻ em không cần nhiều răng để xử lý thức ăn của chúng – chúng cũng có thể nhai các thức ăn mềm rất tốt).
Khi trẻ có thể ngồi trên ghế ăn dặm
Bé sẵn sàng ăn thức ăn rắn khi bé có thể ngồi thẳng nếu được hỗ trợ và giữ vững đầu và cổ. Khi chúng có khả năng ngồi trong một chiếc ghế ăn dặm. Đó là một cột mốc quan trọng, nhưng bạn sẽ cần theo dõi các quy tắc an toàn: Luôn luôn khoá dây bảo hiểm cho trẻ để chúng ngồi trên ghế một cách an toàn, thậm chí ngay cả khi con bạn không thể với khay. Khi chúng lớn lên và trở nên hiếu động hơn thì cũng không bị ngã ra ngoài. Bạn nên tạo thói quen tốt, khoá trẻ an toàn khi đặt chúng vào ghế – ngay cả khi bạn nghĩ rằng trẻ không có cơ hội rơi ra ngoài hoặc trèo ra. Tuy nhiên bạn có thể phân tâm vào một thời điểm và đó là lúc sự việc thực sự diễn ra.
Khi trẻ có thể tự cầm thức ăn
Trẻ từ 7 đến 11 tháng thường cho bạn biết chúng sẵn sàng ăn các loại thực phẩm bằng cách cố gắng lấy thức ăn từ tay bạn. Hầu hết bất kỳ thực phẩm đều tốt, giàu dinh dưỡng và có dạng mềm là những thực phẩm dễ cho bé cầm ăn, nếu chúng được cắt nhỏ: chẳng hạn như mì cắt nhỏ, các mẩu rau đã nấu chín như cà rốt, đậu Hà Lan hay các mẩu thịt gà hoặc thịt mềm. Bạn tránh cho bé ăn nho, xúc xích (thậm chí đã cắt nhỏ), các loại hạt và kẹo cứng vì chúng dễ mắc, gây nghẹt thở.
Bé nhặt và tự cầm thức ăn
Ở trẻ sơ sinh, đầu tiên bé sẽ cào thức ăn vào tay, sau đó khi lớn hơn một chút bé sẽ nhặt các mẩu nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Vào thời điểm này, bé có thể tự ăn một cách chuyên nghiệp. Chúng tôi khuyến khích bạn nên để bé tự cầm thức ăn bằng tay để bé khám phá!
Khi trẻ bắt đầu sử dụng thìa
Hầu như ngay khi bé biết điều chỉnh việc đưa thức ăn bằng thìa thì bé sẽ muốn giữ thìa và đưa vào miệng. Tất nhiên việc cầm thìa của bé chưa hẳn chuẩn xác.
Hầu hết các đứa trẻ không học cách sử dụng thìa hiệu quả cho đến sau sinh nhật đầu tiên của chúng, nhưng hãy để bé thêm thời gian để thực hành tốt. Hãy thử đưa cho bé một chiếc thìa mềm để cầm khi bạn cho bé ăn bằng một chiếc thìa khác. Bé có thể cầm thìa của mình và không để ý đến bạn.
Bé tự cầm thìa ăn
Khi bạn nghĩ con mình sẵn sàng điều chỉnh chiếc thìa cho vào miệng, hãy thử cho thực phẩm như sữa chua, khoai tây nghiền, hoặc phomai dính vào thìa. Một mẹo khác: Đặt một chút pho mát kem vào thìa, sau đó một mẩu ngũ cốc chữ O vào đó. Các mẩu phomat sẽ không rơi lung tung và bé có thể tự điều chỉnh để đưa ngũ cốc vào miệng.
Bạn mong đợi gì từ một đống hỗn độn! Sử dụng tấm nilong hoặc vải không thấm nước, đặt dưới ghế của bé để dễ dàng làm sạch sau khi bé ăn.
Khi trẻ có thể thử các thức ăn dễ gây dị ứng
Một số bác sĩ nhi khoa vẫn khuyến cáo đợi đến khi bé được ít nhất một tuổi rồi mới cho bé sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng hoặc cá. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay không chứng minh được bất kỳ lợi ích nào từ việc đợi qua một độ tuổi nhất định mới cho bé làm quen với những thực phẩm này, trừ khi bạn có lịch sử gia đình dị ứng với thực phẩm hoặc các lý do khác để tin rằng con bạn có thể mắc phải.
Không có bằng chứng nào cho thấy việc cho bé làm quen với thực phẩm dễ gây dị ứng với trẻ dưới 1 tuổi lại làm tăng khả năng dị ứng của chúng lên, và theo Viện Khoa học Nhi Khoa Mỹ thì cho rằng việc cho bé thử các thực phẩm này trước sinh nhật đầu tiên là một việc tốt. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn rất thận trọng với các động vật có vỏ và hạt, bởi thực sự khi dị ứng bởi các thực phẩm này có thể đặc biệt gây nguy hiểm.
Khi trẻ có thể uống nước
Trẻ sơ sinh không cần bổ sung thêm nước trong vòng 6 tháng đầu. Chúng có thể lấy đủ nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ dưới 6 tháng không nên uống bất kỳ loại nước nào vì nước dễ làm đầy dạ dày nhỏ bé của trẻ – mà đáng ra nên được làm đầy bằng các chất dinh dưỡng từ sữa để trẻ phát triển. Một khi trẻ làm quen với thức ăn rắn, khoảng 9 tháng thì bạn nên thêm nước vào bữa ăn, khoảng một cốc.
Trẻ tập uống nước
Nếu bé nhà bạn thích thú với việc uống nước thì không có gì hại khi cho bé một vài ngụm. Chỉ không nên thay thế hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Khi trẻ có thể hoàn toàn tự ăn
Ăn một cách thành thục với các dụng cụ là một quá trình lâu dài. Hầu hết trẻ em không thể ăn uống thành thạo khi chưa qua sinh nhật đầu tiên của mình. Hãy khuyến khích con bạn thực hành một cách an toàn và lần nữa, hãy chuẩn bị tinh thần cho một đống lộn xộn sau khi bé ăn.
Minh Hường
(Theo WebMD)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam