1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

8 lời khuyên cho những ai muốn mua xe đạp Fixed Gear

Xe đạp Fixed Gear đang thực sự trở thành một trào lưu. Tuy nhiên, có nhiều người chỉ biết chạy theo số đông một cách mù quáng, làm mất đi cái đẹp thực sự của Fixed Gear. Dưới đây là những lời khuyên dành cho những người muốn chơi loại xe đặc biệt này.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Có một thực tế đáng buồn hiện nay đó là đa phần giới trẻ, những đối tượng chính chơi xe Fixed Gear, chỉ coi xe không phanh là một phụ kiện thời trang hơn là một chiếc xe đạp thuần túy. Nhiều bạn trẻ mua xe về chỉ đi vài lần, rồi xếp xó hoặc treo lên tường làm vẩ trang trí.

Với sự bùng nổ của thị trường xe đạp như hiện nay, tìm kiếm một chiếc xe đạp Fixed Gear không phải là một điều khó khăn và luôn luôn có vô vàn lựa chọn cho các bạn trẻ. Bạn có thể dễ dàng đặt mua một chiếc Fixed Gear thùng nguyên chiếc của những hãng uy tín, hoặc có thể mua được những chiếc Fixed Gear xuất xứ từ Trung Quốc với giá cực mềm, thậm chí bạn cũng có thể nhờ thợ sửa xe chuyên nghiệp “chế” lại chiếc xe cũ của mình thành một chiếc Fixed Gear.

Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn tận hưởng được hết cái hay, cái đẹp, cái tao nhã của loại xe đạp thuần chất nhất này, hãy làm theo những lời khuyên sau đây

Lời khuyên thứ nhất: Hiểu rõ bản chất của Fixed Gear

Từ “Fixed” trong cụm từ “Fixed Gear” có nghĩa là “cố định”, một chiếc xe đạp Fixed Gear có nghĩa may-ơ (hay trục sau của xe) được bắt “cố định” vào bánh xe. Điều đó có nghĩa, nếu bạn quay ngược hay quay xuôi pedal, bánh xe sau cũng quay theo hướng ngược hoặc xuôi theo. Nếu bạn đạp chậm, chiếc xe sẽ đi chậm, nếu bạn dừng đạp, bánh xe sau cũng dừng quay. Nói cách khác, bánh xe sẽ chuyển động đồng thời với chuyển động chân của bạn, chứ không như xe đạp thông thường bạn đạp vài cái rồi dừng thì bánh xe vẫn tiếp tục quay.

1

Chính vì vậy, đối với người mới lần đầu làm quen với Fixed Gear, bạn có thể cảm nhận rõ đạp xe Fixed Gear sẽ đòi hỏi nhiều cơ bắp hơn để đưa xe tiến lên phía trước, và phải mất một thời gian mới có thể quen được việc đạp xe không ngừng. Tuy nhiên, khi đã quen với xe rồi, bạn sẽ có thể cảm nhận rõ tốc độ của xe qua từng vòng đạp của chân, và khi đó chiếc Fixed Gear như trở thành một phần thân thể, hoạt động theo như ý muốn của bạn.

Xem thêm cách phân biệt xe đạp fixed gear thật giả

Lời khuyên thứ hai: Lựa chọn loại xe Fixed Gear Mặc dù cùng theo nguyên lý bắt “cố định” trục may-ơ sau, song về cơ bản Fixed Gear được chia làm hai dòng chính. Dòng thứ nhất là Fixed Gear phanh bằng cách đạp ngược. Ưu điểm của dòng này là dễ sử dụng và khá an toàn.

2

Dòng thứ 2 thì đạp ngược là đi ngược, dòng này thường có cấu tạo theo kiểu may-ơ bắt chiết vào líp, khung xe nên khi đạp tiến xe sẽ tiến về phía trước, còn khi đạp lùi xe sẽ lùi về phía sau. Ưu điểm của dòng xe này là có nhiều màu sắc nổi bật, tuy nhiên hơi khó đi.

Ngoài ra, để nâng cao tốc độ di chuyển, dân chơi Fixed Gear còn nghĩ ra dòng Track sử dụng khung ngắn hơn để tăng cường khả năngkhí động học, kết hợp líp nhỏ và đĩa lớn hơn để có vận tốc tối đa cao hơn đáng kể. Tuy nhiên thiết kế này cũng có vài hạn chế nhỏ là sẽ tốn sức để đạp xe hơn, và nếu lái không quen dễ bị chạm bánh trước vào chân trong lúc rẽ. Mặt khác, tốc độ nhanh cũng đồng nghĩa với việc phanh xe lại sẽ khó hơn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Nên dòng Fixie Track này thường được khuyên dùng khi đã thực sự thạo dòng cơ bản sau khoảng 1 năm. Lời khuyên thứ 3: Lưu ý chất lượng xe

Chất lượng xe sẽ ảnh hưởng tới việc bạn có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài nó hay không. Một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến chất lượng xe chính là giá cả. Thông thường, những xe Fixed Gear rẻ tiền kém chất lượng (chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc) thường có khung làm bằng thép chịu lực, do đó sẽ nặng hơn so với xe chất lượng cao.

3

Bên cạnh đó, những chiếc xe rẻ tiền hường được trang bị săm lốp chất lượng kém, dễ bị thủng, mòn trong quá trình sử dụng, vành xe cũng làm bằng chất liệu kém, dễ bị cong vênh và không giữ được độ bền theo thời gian. Hơn thế nữa, xe rẻ tiền thường tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Do đó, hãy cân nhắc đừng lựa chọn những chiếc xe quá rẻ ở các cửa hàng hoặc như những lời quảng cáo rao bán trên mạng. Hãy tìm đến một người am hiểu về Fixed Gear để nhận được những lời tư vấn tối ưu nhất trước khi mua xe. Lời khuyên thứ 4: Chú ý tới yên xe

Thông thường, nếu một chiếc xe có yên cứng, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn ngồi lên nó. Không chỉ các loại xe rẻ tiền mới trang bị các loại yên cứng và kém chất lượng, thậm chí ngay cả một số xe Fixed Gear chất lượng cao cũng nhiều khi có những loại yên ngồi rất khó chịu.

5

Trên thực tế, yên xe không phải là yếu tố quan trọng khiến bạn quyết định có lựa chọn chiếc xe này hoặc chiếc xe kia hay không, song nên nhớ hãy lựa chọn chiếc xe mà về sau bạn có thể nâng cấp hoặc thay một chiếc yên mới thoải mái và dễ chịu hơn. Nếu không có ý định nâng cấp về sau này, bạn hãy lựa chọn kỹ bằng cách ngồi thử lên từng chiếc xe để xem yên xe nào tốt hơn. Ngoài ra, cũng nên lựa chọn xe có thể điều chỉnh yên dễ dàng, bởi đôi khi, chỉ một thay đổi nhỏ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt cực lớn.

Xem thêm bảng giá xe đạp fixed gear mới nhất Lời khuyên thứ 5: Lưu ý lựa chọn kích thước

HIển nhiên, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi mua tất cả các loại xe đạp. Nếu mua một chiếc xe có kích thước không hợp, hiển nhiên bạn sẽ không bao giờ cảm thấy dễ chịu. Một cửa hàng xe đạp tốt là cửa hàng sẽ giúp bạn lựa chọn một chiếc xe vừa với vóc người. Bạn cũng nên tự mình kiểm nghiệm bằng cách ngồi lên xe và đạp vài vòng và tự hỏi bản thân xem mình có thấy thoải mái khi ngồi trên chiếc xe đó không? Cổ tay của bạn có bị đau khi đặt lên ghi-đông hay không.

6

Nên nhớ, bạn có thể thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ trên xe để khiến nó vừa với bản thân, chẳng hạn như hạ yên xe, hạ ghi-đông. Đừng bao giờ đem xe rời khỏi cửa hàng khi chưa điều chỉnh một tý gì.

Xem thêm xe đạp fixed gear nên chọn loại khung nào

Lời khuyên thứ 6: Chú ý tới lốp xe Lốp xe rất quan trọng bởi sẽ thật chẳng dễ chịu chút nào nếu xe của bạn cứ liên tục xì hơi hoặc nổ lốp. Chính vì vậy, hãy lựa chọn những chiếc xe có lốp được trang bị lớp bảo vệ (chẳng hạn như đai Kevlar hoặc lớp cao su bảo vệ bên ngoài). Những lốp này có thể đắt hơn, song chắc chắn sẽ giúp bạn an tâm hơn khi di chuyển trên đường và không gặp phải bất cứ vấn đề bực bội nào.

7

Một điều nữa cần quan tâm đó là kích thước lốp. Nếu bạn phải di chuyển trên những con đường gồ ghề hoặc đường đất bẩn, hãy lựa chọn một chiếc xe có lốp to hơn. Còn nếu là người đặt tốc độ và tính hiệu quả lên làm đầu, hãy chọn loại lốp nhỏ hơn. Kích thước lốp sẽ được quyết định bởi khung và vành xe. Các loại xe truyền thống chỉ sử dụng một số loại lốp nhất định, trong đó tối đa chỉ có 23mm, trong khi một số xe Fixed Gear hiện đại có thể sử dụng lốp siêu to lên đến 44mm.

Lời khuyên thứ 7: Lưu ý mua phanh

Sẽ thật kỳ cục khi nhắc đến phanh đối với một chiếc xe không phanh như Fixed Gear, nếu không muốn nói là “xấu hổ”, bởi một chiếc phanh có thể phá hỏng bố cục thẩm mỹ của Fixed Gear. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua nó. Phanh sẽ có tác dụng bảo vệ bạn khỏi những tai nạn bất ngờ trong thời gian đầu làm quen với Fixed Gear, khi đôi chân bạn chưa quen với việc phanh bằng cách đạp ngược về sau.

7

Vì lợi ích an toàn của bản thân, hãy lắp thêm cho chiếc xe đạp của bạn ít nhất một bộ phanh khẩn cấp. Chỉ khi nào bạn hoàn toàn tự tin với khả năng phanh bằng chân, hãy nghĩ tới việc loại bỏ nó đi.

Lời khuyên thứ 8: Cân nhắc túi tiền

8

Bạn có thể dễ dàng “liêu xiêu” trước vẻ đẹp của một chiếc Fixed Gear chỉ vì một vài lý do không chính đáng cho lắm (như chạy theo trào lưu, thích thể hiện sành điệu, tò mò cái mới…) Hãy cân nhắc thật kỹ tất cả các lý do trước khi mua xe, cũng như cân nhắc xem túi tiền của bạn có phù hợp để mua một chiếc xe chất lượng hay không.

Hãy tìm đến những người đi trước giàu kinh nghiệm hoặc web so sánh giá để tìm được chiếc xe thích hợp với giá cả phải chẳng và đừng để những người bán hàng “dắt mũi” bạn.

Tin tức liên quan
Mua xe đạp fixed gear chính hãng ở đâu?

Mua xe đạp fixed gear chính hãng ở đâu?

Cách phân biệt xe đạp fixed gear thật giả

Cách phân biệt xe đạp fixed gear thật giả

Xe đạp fixed gear nên chọn loại khung nào?

Xe đạp fixed gear nên chọn loại khung nào?

10 lưu ý cho người mới tập đi xe đạp fixed gear

10 lưu ý cho người mới tập đi xe đạp fixed gear

Review xe đạp Peugeot T02D7, khi xe đạp đắt ngang xe máy

Review xe đạp Peugeot T02D7, khi xe đạp đắt ngang xe máy

Nguồn gốc xe đạp Phượng Hoàng , xe đạp Thống Nhất

Nguồn gốc xe đạp Phượng Hoàng , xe đạp Thống Nhất

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất