Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Kinh nghiệm mua tủ sấy quần áo
1.1 Kiểu dáng thiết kế phù hợp
Trên thị trường hiện nay có nhiều máy giặt tích hợp chức năng sấy quần áo rất tiện dụng. Thế nhưng mức giá của loại máy này rất cao và không phải ai cũng có đủ điều kiện để mua. Và tủ sấy quần áo chính là “cứu cánh” cho bạn vào ngày nồm ẩm và giải quyết đẹp vấn đề tài chính bởi mức giá bán rẻ. Hiện có 3 mẫu tủ sấy phổ biến với hình dáng khác nhau. Tùy và nhu cầu và sở thích bạn sẽ nhận được sự tư vấn mua tủ sấy quần áo để lựa chọn được sản phẩm ưng ý.
Đầu tiên, sản phẩm tủ sấy quần áo hiện đại có dạng giống máy giặt. Loại tủ này có hình dáng giống một chiếc máy giặt kích thước nhỏ. Máy có khả năng sấy lớn nhiều chức năng nhưng giá thành khá cao và chiếm nhiều không gian.
Loại tủ thứ hai đó là tủ sấy đứng, thường được ưa chuộng là sản phẩm của thương hiệu chuyên về đồ gia dụng Sunhouse. Loại tủ này có vẻ ngoài giống tủ quần áo thông thường. Sản phẩm có thể dễ dàng gấp gọn để không chiếm không gian cũng như có bánh xe giúp linh động trong việc di chuyển.
Tủ sấy dạng tủ quần áo đơn giản.
Thứ ba đó là máy sấy quần áo dạng lồng tròn, điển hình là sản phẩm của thương hiệu Saiko danh tiếng. Đây là sản phẩm có hình dạng như lồng trụ cầu có 1 chân làm trụ. Xung quanh máy sấy là vải chống thoát khí. Máy có kích thước nhỏ nên không chiếm nhiều diện tích của không gian căn nhà bạn.
1.2. Chất liệu bền chắc chắn
Một tủ sấy quần áo cơ bản có 03 bộ phận chính. Gồm có khung tủ sấy thường được gắn thêm bánh xe kết hợp với các thanh đỡ chia tủ thành nhiều ngăn.
Thứ hai đó là vỏ bọc, phần này có tác dụng giữ hơi sấy và giữ nhiệt. Cuối cùng, đó là mô tơ sấy, phần tạo ra hơi sấy để làm khô quần áo. Cơ chế hoạt động của nó tương tự như máy sấy tóc.
1.3. Công suất sấy vừa đủ, tiết kiệm điện
Khi chọn mua máy sấy quần áo người dùng thường băn khoăn liệu máy sấy quần áo có tốn điện không? Các tủ sấy quần áo có công suất từ 1800W- 5000W với thời gian sấy từ 20 – 80 phút tùy số lượng quần áo. Chính vì thế, mức tiêu tốn năng lượng của nó sẽ khá lớn. Do đó, để tiết kiệm điện, bạn nên sử dụng sản phẩm có công suất sấy nhỏ, vừa đủ, dùng khi cần thiết và tận dụng ánh nắng tự nhiên vào thời tiết khô ráo để làm khô quần áo.
Máy sấy quần áo là sản phẩm tiêu tốn khá nhiều điện năng khi hoạt động.
1.4. Dung tích sấy phù hợp nhu cầu
Bạn nên lựa chọn sản phẩm tủ sấy có dung tích sấy phù hợp với nhu cầu. Đối với những gia đình ít người, bạn có thể lựa chọn loại tủ có khối lượng sấy khoảng 6kg với công suất vào khoảng 2300W. Còn nếu cần thiết, bạn hãy chọn loại có khả năng dao động trong khoảng 10kg với công suất hoạt động lớn hơn.
1.5. Các tính năng đi kèm (điều khiển từ xa, tùy chọn công suất, hẹn giờ, có bánh xe)
Một chiếc tủ sấy thông thường sẽ chỉ có duy nhất tính năng sấy. Thế nhưng với những thiết kế hiện đại hơn , tủ sấy còn có thể hẹn giờ sấy, bạn sẽ không cần phải chờ đợi nữa. Ngoài ra, bạn có thể tăng giảm công suất cho phù hợp, sử dụng điều khiển từ xa hoặc dễ dàng di chuyển tủ nhờ hệ thống bánh xe.
Máy sấy hiện đại có nhiều tính năng ưu việt.
1.6. Diện tích vừa phòng
Một nhược điểm của tủ sấy khiến nhiều người băn khoăn đó là có diện tích lớn. Khi có ý định mua sản phẩm, bạn nên tính toán trước không gian để đặt tủ trong nhà vì không thể đặt ngoài trời hay nơi ẩm ướt được.
1.7. Cân nhắc nhu cầu
Sử dụng máy sấy quần áo vào trời nồm là một lựa chọn hợp lý. Nhu cầu sử dụng chính là một trong những yếu tố quyết định bạn nên mua loại tủ sấy nào. Trên thị trường hiện có 2 loại cho bạn lựa chọn là tủ sấy quần áo giá rẻ và tủ sấy quần áo dạng hộp cao cấp.
Tủ sấy dạng hộp cao cấp.
Với loại tủ sấy quần áo giá rẻ có một ưu điểm lớn đó là giá thành rẻ thường dưới 2 triệu. Các hãng sản xuất loại tủ này có Sunhouse và Kangaroo. Loại máy sấy này có tác dụng lớn trong những ngày mưa phùn hoặc thời tiết ẩm ướt. Quần áo khi được sấy sẽ ít nhăn và lưu hương tốt.
Loại tủ sấy thứ hai đó là loại dạng hộp. Máy có thời gian sấy từ 2 đến 3 tiếng với kích thước nhỏ hơn máy giặt. Máy có thiết kế đẹp và hiện đại nên phù hợp với nhiều không gian nhà ở. Máy có nhiều chế độ sấy, công suất hoạt động mạnh hơn đảm bảo chăm sóc quần áo một cách tốt nhất.
1.8. Mức giá
Giá của sản phẩm luôn là một điều kiện quan trọng để quyết định việc có sở hữu sản phẩm hay không. Một sản phẩm có nhiều tính năng nhưng mức giá quá cao sẽ khiến nhiều người băn khoăn.
Đối với các dòng tủ sấy quần áo dạng tủ sẽ có mức giá cao hơn một chút so với tủ dạng tròn. Và tất nhiên, đối với dạng máy sấy hộp cao cấp sẽ có mức giá cao hơn hẳn. Hãy chọn sản phẩm phù hợp với mức chi tiêu của gia đình bạn nhé.
Máy sấy quần áo dạng hộp giúp căn phòng của bạn trở nên hiện đại và sang trọng.
2. Cách sử dụng và lắp tủ sấy quần áo
2.1. Cách lắp tủ sấy
Cách lắp tủ sấy quần áo sẽ trở nên đơn giản nếu bạn được hướng dẫn chi tiết. Dưới đây sẽ là cách lắp các loại tủ sấy phổ biến. Đối với tủ sấy đứng, đầu tiên, bạn hãy phân loại các thanh nhựa, thanh nhôm để dễ dàng lắp đặt. Lắp từ tầng 1 ngược lên trên. Thông thường các thanh dài là thanh dọc và thanh ngắn là thanh ngang.
Bạn lắp các thanh nhựa theo chiều ngang rồi lắp tiếp 6 thanh dài. Tiếp theo, bạn lắp tấm vải phủ có 6 lỗ, bạn cho các lỗ lọt qua các thanh dọc vừa lắp. Cuối cùng, bạn chỉ cần lắp tiếp tầng 2 rồi kéo vỏ bạt và đặt máy lên 3 thanh ngang ở tầng dưới cùng.
Đối với tủ sấy tròn, đầu tiên bạn hãy kiểm tra các bộ phận của tủ gồm chân đỡ, giá đỡ, đĩa chống nước, bộ phận sinh nhiệt, thanh treo và vỏ bọc. Đầu tiên, bạn lắp 3 chân đỡ vào 3 lỗ nhỏ phía dưới mô tơ. Lắp ống giá đỡ bên dưới vào rồi xoay theo chiều kim đồng hồ thật chắc chắn.
Bạn lắp đĩa chống nước úp xuống với mục đích cản nước và không cho nước rơi vào bộ phận sinh nhiệt. Gắn phần ống giá đỡ trên vào ống giá đỡ phía dưới rồi xoay tròn theo chiều kim đồng hồ. Bạn lắp tiếp cac thanh theo quần áo nhỏ qua ống giá đỡ trên và thanh treo quần áo lớn vào phần trên cùng của ống giá đỡ trên.
Mở tất cả các khóa của vỏ bọc rồi trùm xung quanh toàn bộ khung của tủ sấy. Phần phía dưới của vỏ bọc chỉ trùm hết bộ tản gió, còn phần motor thì cần để thông thoáng với bên ngoài để dễ dàng điều chỉnh và cài đặt thời gian.
Tủ sấy quần áo đứng có cách lắp khá đơn giản.
2.2. Cách sử dụng tủ sấy quần áo
Nhiều gia đình sẽ vô cùng lúng túng khi lần đầu tiên sắm chiếc tủ sấy quần áo. Thế nhưng việc này sẽ hoàn toàn đơn giản. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng máy sấy quần áo đơn giản.
Điều đầu tiên đó là quần áo phải được giặt sạch và vắt thật khô. Sử dụng chức năng vắt của máy giặt lồng ngang hiện đại sẽ giúp cho quần áo khô ráo và dễ dàng sấy khô. Ngoài ra, còn giúp tránh tình trạng rò rỉ điện do nước rớt vào máy sấy.
Bạn cũng nên kiểm tra xem trong quần áo có còn chứa vật dụng như bật lửa, bút,… hay không để tránh những tai nạn trong quá trình sấy. Quần áo nếu muốn ngát hương, bạn đừng quên sử dụng nước xả vải cho quần áo thơm lâu.
Tiếp theo, bạn treo quần áo vào móc treo. Nên lưu ý là treo quần áo với khoảng cách đều nhau để hơi sấy được lan tỏa đều giúp quần áo khô nhanh và đồng đều hơn. Lựa chọn công suất phù hợp bằng các núm điều chỉnh.
Đối với các loại quần áo mỏng hoặc làm từ các chất liệu như cotton thì bạn nên chọn công suất thấp. Những loại quần áo dày thì bạn chọn công suất lớn và thời gian sẽ cần dài hơn để quần áo đảm bảo được sấy khô.
Cuối cùng là bạn bật công tắc để máy hoạt động. Để tiết kiệm điện năng, bạn nên để quần áo khoảng ½ đến ⅔ lồng sấy. Để lượng quần áo phù hợp cùng với mức độ vắt ráo sẽ rút ngắn thời gian sấy của máy.
Bạn hãy vệ sinh tủ sấy sau mỗi 1-2 tháng sử dụng. Sau một thời gian sử dụng, tủ sấy thường tích tụ hơn ẩm, dễ sinh mùi và là môi trường để các vi khuẩn gây hại phát triển. Vệ sinh tủ sấy thường xuyên cũng giúp tăng tuổi thọ của tủ sấy.
Vắt khô quần áo bằng máy giặt giúp quá trình sấy nhanh hơn.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ cho bạn các kinh nghiệm mua tủ sấy quần áo. Chúc bạn lựa chọn tủ sấy quần áo giá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng gia đình mình nhé!