Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khi một món đồ chơi có mặt trong phòng của bé, bạn phải xem xét thật cẩn thận và để ý tới trẻ trong mọi tình huống. Đồ chơi cho bé có thể trở thành một vật nguy hiểm, ngay cả là những món đồ chơi quen thuộc, đã được sử dụng nhiều lần thì vẫn cần quan sát từng món đồ trước khi bé bắt đầu chơi để đảm bảo món đồ không bị vỡ hay tách ra thành mảnh nhỏ. Dưới đây là những lưu ý giúp cha mẹ có thể chọn mua đồ chơi cho con an toàn và xác định được đâu là một món đồ chơi an toàn cho bé chơi:
Độ tuổi quy định
Luôn tuân thủ theo độ tuổi sử dụng quy định trên món đồ chơi của nhà sản xuất (nếu có). Nhiều loại đồ chơi có các chi tiết nhỏ khiến trẻ dễ nuốt phải dị vật. Những món đồ chơi dễ vỡ khi trẻ cầm ném va đập và khi trẻ đưa lên miệng cắn cũng cần bị loại bỏ.
Kích thước hợp lý
Đồ chơi cho bé nên có kích thước hợp lý. Ít nhất phải có đường kính khoảng 3cm, độ dài 6cm để bé không thể nuốt hay mắc vào thực quản. Ở các nước phương Tây, cha mẹ đi mua đồ chơi cho con thường mang theo một chiếc ống có đường kính bằng thực quản của bé.
Cẩn thận những món nhỏ
Tuyệt đối cẩn thận vối những viên bi, đồng xu, quả banh nhỏ, các trò chơi có bi lăn với đường kính từ 4,4cm trở xuống. Những loại này có thể gây tắc khí quản của bé nếu bị mắc trong cổ họng.
Không chỉ những món đồ có kích thước nhỏ cần phải đề phòng, những món đồ có thể tháo rời khiến trẻ dễ nuốt phải, tất cả những chi tiết tháo lắp được hoặc có nguy cơ rơi ra khỏi món đồ cần được loại bỏ và kiểm tra thường xuyên.
Cảnh giác với pin
Một lưu ý quan trọng nữa là pin của đồ chơi. Phải bảo đảm là trẻ không thể tự tháo rời nắp pin (tốt nhất là nắp pin được bắt bằng vít). Nuốt pin đồ chơi gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng như: tắc khí quản, thủng thực quản, bỏng hóa chất kiềm,..
Các chi tiết góc cạnh, tháo rời
Khi kiểm tra 1 món đồ chơi, phải bảo đảm rằng nó vững chắc, bảo đảm có bị bé nhai cũng không vỡ ra. Ngoài ra, món đồ chơi đó phải không có góc nhọn, cạnh bén, không có bánh xe, nút nhỏ, lỗ đút vừa ngón tay bé hay các sợi dây lòng thòng…
Những hoạt động chơi của bé cần phù hợp với khả năng của từng trẻ
Trò chơi cưỡi ngựa, bập bênh
Những trò chơi vận động cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương cho trẻ nhất, ngay cả khi trẻ đã di chuyển linh hoạt thì cha mẹ vẫn cần tham khảo những hướng dẫn chơi theo độ tuổi. Mỗi trẻ có một khả năng phát triển khác nhau, không cho trẻ chơi những trò cần sự tự chủ khi bé chưa tự ngồi vững. Chơi bập bênh hoặc cưỡi ngựa cần có đai an toàn để ngăn bé té ngã.
Đồ chơi tự làm
Những món đồ của gia đình “tự chế” cũng cần được thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho bé chơi. Chỉ cần một xước sát nhỏ cũng khiến cho món đồ chơi trở thành nguy hại cho bé, tất cả chất liệu cho bé như sơn phủ, nhựa.. đều sẽ gây độc khi bé lỡ nuốt phải.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam