1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

7 tật xấu bố mẹ cần sửa ngay cho bé

Mút tay, giật tóc hay nghiến răng là những tật xấu mà bé thường hay mắc phải. Nếu không muốn những thói xấu này làm hại trẻ thì bố mẹ cần phải sửa cho bé ngay lập tức.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Mút tay

Dập tắt ngay thói quen mút tay của trẻ

Hầu như đứa trẻ nào cũng có thói quen mút tay, dù là tay chúng sạch hay bẩn. Chỉ cần bố mẹ không có mặt là trẻ lại “thừa cơ” cho tay vào miệng. Đây là thói quen vô cùng xấu. nó khiến tay bé bị rộp, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và cũng ảnh hưởng tới cấu trúc hàm răng của bé.

Để sửa được thói quen này không khó bởi hầu hết các bé đều mút tay khi cảm thấy chán, không có gì để làm. Mẹ hãy nghĩ ra một trò chơi nào đó để giúp bé quên đi và tay bé có điều kiện để “làm việc”. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ngậm ti giả để giúp bé từ bỏ thói quen mút tay.

Giật tóc

Nhiều bé có thói quen tự giật tóc mình hoặc cứ “vớ” được tóc ai là lại túm tóc người đó, kể cả đó là bố mẹ hay những người xa lạ. Việc tự giật tóc mình lâu dần sẽ khiến bé bị hói đầu và ảnh hưởng đến thần kinh. Còn giật tóc người khác sẽ làm cho họ cảm thấy khó chịu và thấy bé thật “đáng ghét”. Không những thế thói quen tưởng như bình thường này lại có thể là nguồn gốc của những vấn đề lớn hơn như trầm cảm, bất ổn tâm lý.

Nếu bé bắt đầu có triệu chứng tự giật tóc mình, mẹ nên ngăn bé bằng cách đeo gang tay cho bé hoặc đội mũ cho bé. Nếu bé vẫn cảm thấy “bứt rứt” không yên thì mẹ nên tìm một cố vấn để giúp giải quyết tận gốc vấn đề tiềm ẩn này của bé. Còn nếu giật tóc chỉ là một thói quen xấu của bé thì mẹ nên “răn đe” bé để bé hiểu rằng đây là hành động không chấp nhận được. Mặc dù trẻ còn nhỏ nhưng chúng vẫn có thể hiểu được thái độ của người lớn thông qua cử chỉ và nét mặt.

Nín thở

Nhiều bé sử dụng “chiêu” nín thở để dọa bố mẹ nếu bố mẹ không đáp ứng yêu cầu của bé. Vẫn biết thói quen này của bé là không tốt nhưng nhiều bố mẹ lại thường bỏ qua vì cứ nghĩ bé sẽ tự thở nếu cảm thấy khó chịu, tuy nhiên bé có thể bị bất tỉnh nếu nín thở quá lâu.

Nếu trẻ nhà bạn thường dùng cách này để đòi thứ bé muốn, hãy thay đổi cách xử lý tình huống. Khi bé vòi vĩnh cái gì, hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu tại sao mẹ lại không cho phép. Bé có thể vẫn buồn bực nhưng ít ra bé sẽ không cáu giận như khi bạn thẳng thừng từ chối.

Ngoáy mũi

Ngoài mút tay thì ngoáy mũi cũng là một thói quen mất vệ sinh mà nhiều trẻ hay mắc phải. Ngoáy mũi không những trông rất xấu mà nó còn có thể gây ra một vài vấn đề về sức khỏe, bao gồm chảy máu cam, cảm cúm hay nhiễm trùng.

Nếu bé nhà bạn làm vậy, bạn cần phải thường xuyên nhắc nhở bé. Bất cứ đứa bé nào cũng muốn “trông người lớn” nên hãy cho bé hiểu rằng người lớn sẽ không bao giờ có những hành động như vậy. Ngoài ra, mẹ có thể khen thưởng cho bé nếu bé không ngoáy mũi nữa.

Cắn móng tay

Nhiều bé cũng rất thích cắn móng tay vì đang trong thời kỳ mọc răng. Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến móng tay của bé mà còn cả răng bé nữa. Chưa kể đây còn là một thói quen gây mất vệ sinh.

Nếu không muốn bé có thói quen này, mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho bé để bé không có cơ hội tự làm vậy. Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn có thể tìm mua một số loại dược phẩm chuyên dụng cho tật cắn móng tay. Dược phẩm này có vị “không được ngon cho lắm” và được bôi lên móng tay bé. Khi bé cắn móng tay, bé sẽ thấy sợ vị này và không dám cho tay vào miệng nữa.

Nghiến răng

Nghiến răng có thể là bệnh nhưng cũng có thể đó chỉ là một thói quen xấu khiến bé đau hàm và đau đầu. Không những thế, nó còn khiến răng bé mòn đi, không có hại cho sức khỏe răng miệng của bé.

Nghiến răng thường xuất phát từ căng thẳng, vì vậy hãy dạy bé cách giải tỏa căng thẳng. Một bài tập yoga và buổi chiều hay mát-xa cho bé trước khi đi ngủ sẽ rất có ích. Nếu như thói quen vẫn tiếp tục, hãy đến gặp nha sĩ. Thông thường trong trường hợp này, nha sĩ sẽ cho bé đeo một thiết bị bảo vệ răng. Nó có thể không giúp bé thôi khiến răng, nhưng sẽ giúp răng không bị bào mòn.

Nói bậy

Nhiều trẻ luôn học theo những gì mà người lớn hoặc các đứa trẻ khác nói, chúng học rất nhanh và gần như áp dụng được luôn mà không biết việc nói bậy là không tốt. Mặc dù thói quen này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ cả, nhưng chắc chắn bạn không muốn con có thói quen xấu này. Trong trường hợp này, chẳng có gì hiệu quả hơn là phạt. Hãy đặt ra một mức phạt cho mỗi lần trẻ nói bậy. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần tự sửa từ ngữ khi nói chuyện trước mặt con.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất