1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

7 "nỗi lo" của em bé khi vẫn còn ở trong bụng mẹ

Mặc dù mới chỉ là thai nhi nhưng bé cũng đã có những nỗi lo sợ mà đôi khi mẹ không nghĩ đến.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Nỗi sợ mẹ uống thuốc kháng sinh

Mẹ không nên dùng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn cẩn thận của các bác sĩ

Mẹ không nên dùng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn cẩn thận của các bác sĩ

Hầu hết ai cũng biết rằng đã mang thai thì không nên sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Nếu mẹ uống thuốc, chỉ một chút thôi nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu không cần thận mẹ có thể làm bé bị dị tật, thậm chí là tử vong. Vì vậy, mẹ nên phát hiện dấu hiệu mang thai sớm để bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe của mình và bé. Các mẹ nếu muốn sử dụng thuốc thì cần phải có sự hướng dẫn cẩn thận của các bác sĩ, đừng tự uống mua ngoài hiệu.

Bé rất sợ khi mẹ stress

Mẹ có thể không biết đâu nhưng những khi mẹ lo âu, mệt mỏi bé cũng sẽ bị ảnh hưởng đấy. Hầu hết người mẹ nào khi mang thai cũng có tâm lý căng thẳng, sự thay đổi nội tiết cũng làm mẹ hay cáu bực hay khó chịu. Những cảm xúc của mẹ sẽ tác động đến sự phát triển thần kinh của bé. Sau này, khi sinh ra, bé cũng sẽ có xu hướng hay khóc, hay cáu bẳn, cảm xúc thì bị rồi loạn, nhiều khi là trầm cảm.

Để giữ cho trẻ một trạng thái tinh thần tốt, trong thời gian mang thai người mẹ hãy cố gắng thoải mái, cân bằng tâm trạng của mình, nếu có bực tức cũng nên tự giải tỏa để giữ một tinh thần vui vẻ. Tất nhiên cũng có những lúc mẹ rất lo lắng và căng thẳng, nhưng đừng để điều đó xâm chiếm quá nhiều, bé sẽ không vui đâu.

Bé sợ tiếng ồn

Trong 3 tháng đầu, bé vẫn chưa thể nghe rõ được những âm thanh bên ngoài nhưng đến tháng thứ 4, bé sẽ bắt đầu nghe được tiếng nhịp tim của mẹ cũng như những âm thanh bên ngoài. Nếu âm thanh bên ngoài là những tiếng động lớn hay đột ngột, bé có thể sẽ bị sợ hãi, tình trạng này nếu xẩy ra thường xuyên thì sự phát triển thính giác của bé sẽ không bình thường.

Mẹ bầu nên nghe nhạc nhẹ nhàng và nói chuyện thủ thỉ với bé

Mẹ bầu nên nghe nhạc nhẹ nhàng và nói chuyện thủ thỉ với bé

Bởi vậy, khi mang thai mẹ không nên làm những việc nặng nhọc, phải “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” bởi bé có thể sẽ nghe thấy những tiếng động không tốt. Ngoài ra, không nên đến những môi trường có nhiều tiếng ồn như công trường, sân bay, bến xe…Thay vào đó mẹ hãy nghe những bản nhạc du dương, thủ thỉ nói chuyện với con để con cảm thấy an tâm.

Bé cũng sợ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác

Khi mẹ dùng nhiều rượu hay thường xuyên hút thuốc, sự phát triển của thai nhi sẽ bị chậm lại và không bình thường, thần kinh của bé cũng thường xuyên bị kích thích nên dẫn tới khả năng sinh non, trẻ sinh bị nhẹ cân hoặc thai bị chết lưu.

Trong thời gian mang thai, mẹ hãy từ bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích vì nó chính là “thuốc độc” đối với bé. Bé sẽ vui hơn nếu mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đủ chất.

Bé sợ rằng mẹ không ăn đủ chất

Khi mang thai, mẹ đã phải nuôi một lúc 2 người nên ngoài chuẩn bị tâm lý thì một chế độ dinh dưỡng đủ chất cũng rất quan trọng. Bé có thể phát triển tốt là nhờ mẹ ăn uống điều độ. Nếu mẹ không ăn được hoặc bị suy dinh dưỡng, thiếu chất thì sự trao đổi chất giữa mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân khiến bé bị rối loạn phát triển hoặc suy giảm trí tuệ. Ngay cả khẩu vị của mẹ cũng có thể truyền sang con quá nước ối nên nếu mẹ cứ kén ăn thì “đừng hỏi vì sao” con sinh ra rất lười ăn dù mẹ làm đủ cách.

Bởi vậy, quan trọng bậc nhất là mẹ phải nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không được để thiếu bất kỳ một chất gì vì chúng đều có thể làm bé phát triển kém.

Bé sợ không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Việc khám thai định kỳ là việc vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé. Khám thai có thể giúp mẹ phát hiện sớm các chứng bệnh hay dị tật của bé, từ đó có phương pháp chữa trị. Khám thai cũng giúp mẹ biết rằng bé có phát triển khỏe mạnh không.

Có 3 mốc quan trọng mà thai nhi cần được kiểm tra trong quá trình mang thai: Tuần 12, tuần 22, tuần 32. Mỗi giai đoạn lại hình thành và hoàn thiện các cơ quan không giống nhau. Bởi vậy, mẹ cần đi kiểm tra thường xuyên để nắm được tình hình phát triển của bé, từ đó ngăn chặn và xử lý kịp thời những dấu hiệu bất thường, để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bé sợ các chấn động mạnh

Khi mang thai, người mẹ làm gì cũng cần phải nhẹ nhàng hơn, không được gây ra các chấn động mạnh. Người mẹ khi mang thai nếu bị ngã, tai nạn… có thể bị vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, người mẹ cần cẩn thận khi đi lại, lái xe, không nên đi giày cao gót để tránh té ngã, gây hại cho thai nhi.

G.H

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Bảng chiều dài, cân nặng

Bảng chiều dài, cân nặng "chuẩn" của thai nhi

10 phương pháp thai giáo và phương án 0 tuổi khai mở tiềm năng trí tuệ

10 phương pháp thai giáo và phương án 0 tuổi khai mở tiềm năng trí tuệ

11 sai lầm nghiêm trọng của phụ nữ khi mang thai

11 sai lầm nghiêm trọng của phụ nữ khi mang thai

6 điều mẹ có thể làm từ khi mang thai để giúp bé thông minh hơn

6 điều mẹ có thể làm từ khi mang thai để giúp bé thông minh hơn

Khi mang thai uống sữa bầu vào mẹ không vào con thì nên uống sữa tươi đúng hay sai ?

Khi mang thai uống sữa bầu vào mẹ không vào con thì nên uống sữa tươi đúng hay sai ?

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi cho thai nhi nghe nhạc

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi cho thai nhi nghe nhạc

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất