Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Chụp ảnh thiếu sáng không có nghĩa là bạn chụp ảnh vào ban đêm. Có vô số trường hợp mắt bạn có thể tự điều chỉnh để giảm bớt ánh sáng theo ý muốn nhưng chiếc máy ảnh của bạn thì không thể làm được như vậy.
Thật ra chụp ảnh thiếu sáng không hề khó như bạn tưởng. Dưới đây là một vài điều bạn nên ghi nhớ khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng không “ủng hộ” mình.
Giảm tốc độ màn chập
Để chụp được ảnh đẹp ở mọi điều kiện ánh sáng, bạn cần phải hiểu được cơ chế hoạt động của hệ thống phơi sáng. Một phần quan trọng của hệ thống phơi sáng là tốc độ màn chập. Tốc độ màn chập là thời gian màn chập của máy ảnh mở ra để chụp ảnh.
Tốc độ màn chập nhanh hơn sẽ giúp những bức ảnh bạn chụp sắc nét hơn, tuy nhiên màn chập không thể mở trong thời gian quá dài nên không có nhiều ánh sáng đi đến được cảm biến. Trong điều kiện thiếu sáng, người chụp thường thích tốc độ chậm hơn và điều chỉnh các tham số phơi sáng khác để họ có được những bức ảnh sắc nét và được phơi sáng chuẩn.
Sử dụng khẩu độ rộng hơn
Một yếu tố khác quan trọng không kém tốc độ màn chập đó là khẩu độ. Để thu được nhiều ánh sáng hơn, người dùng có thể mở rộng khẩu độ lên đến giá trị lớn nhất (số f-stop nhỏ nhất). Nếu bạn sử dụng một chiếc DSLR thì hầu hết ống kính kit chỉ chắn sáng ở khoảng f/3,5. Nếu bạn thường xuyên chụp thiếu sáng hãy đầu tư ống kính với khẩu độ tối đa rộng hơn khoảng f/2,8 hoặc f1,8. Các ống kính có khả năng này thường là ống kính chất lượng cao (hoặc độ dài tiêu cự cố định) 50 mm.
Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia mới vào nghề thì bạn nên sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ nếu máy ảnh của bạn có sẵn chức năng này. Sau đó bạn hãy chọn số f nhỏ nhất mà máy ảnh của bạn có thể đạt được.
Hãy lưu ý rằng khi bạn sử dụng smartphone bạn không thể điều chỉnh được khẩu độ của ống kính. Các smartphone thường có khẩu độ cố định nên bạn chỉ có thể điều chỉnh tốc độ màn chập và độ nhạy sáng mà thôi.
Tuy nhiên đối với ảnh phơi sáng dài bạn sẽ không cần điều chỉnh khẩu độ nhỏ hơn để tránh làm mờ cảnh khi để màn chập mở quá lâu.
Tăng độ nhạy sáng ISO
Độ ISO là mức độ nhạy sáng của máy ảnh. Giá trị ISO thấp khoảng 100 có nghĩa là cảm biến không nhạy sáng cho lắm, vì vậy bạn nên sử dụng nó ở điều kiện ánh sáng tốt. Khi chụp trong điều kiện thiếu sáng bạn cần điều chỉnh ISO lên khoảng 800 hoặc 1600 để cảm biến lấy được đủ ánh sáng thì nó mới phơi sáng chuẩn được.
Thường thì khi bạn tăng độ ISO, ảnh sẽ bị nhiễu. Các máy DSLR mới hoặc các máy ảnh có cảm biến lớn sẽ có ngưỡng cao hơn trước khi nhiễu bắt đầu xuất hiện. Dù bạn sử dụng máy ảnh loại nào thì máy cũng sẽ có cơ chế giảm nhiễu để giúp bạn hạn chế sự xuất hiện của các nhiễu hạt này.
Nếu bạn sử dụng tính năng Adobe Lightroom, nó sẽ có thanh trượt giảm nhiễu ở mô đun Develop. Mặt khác, còn có rất nhiều giải pháp khác cho bạn như là Neat Image và Photo Ninja.
Ổn định hình ảnh
Nếu bạn sử dụng tốc độ màn chập chậm để thu được nhiều ánh sáng hơn thì các bức ảnh của bạn sẽ rất nhạy nếu bị rung máy. Giá 1 chân hoặc giá 3 chân sẽ giúp bạn giữ mọi thứ ổn định khi màn chập mở, nó đặc biệt có ích khi bạn muốn trải nghiệm chụp phơi sáng dài.
Trong những trường hợp không sử dụng được chân máy, bạn hãy bật chế độ ổn định hình hình ảnh lên (nó có thể ở trong thân máy hoặc ở trong ống kính). Ngoài ra, bạn nên tìm một bề mặt bằng phẳng để đặt máy ảnh, coi như đó là chân máy tạm thời. Khi chụp ảnh mà không có chân máy, bạn hãy để máy dựa vào một lan can bằng bê tông trong thời gian phơi sáng.
Bạn cũng có thể sử dụng chế độ self timer hoặc điều khiển từ xa của máy khi thời gian phơi sáng kéo dài để tránh máy bị rung khi bạn nhấn nút màn chập.
Đối với các smartphone, máy sẽ có vô số tùy chọn giúp máy không bị lung lay khi bạn chụp hình.
Chụp ảnh raw
Ảnh raw là ảnh thô, chưa hề qua chỉnh sửa. Những bức này có nhiều chi tiết hơn các file ảnh JPEG đã qua chỉnh sửa. Ảnh JPEG khóa các tham số, ví dụ như: cân bằng trắng, chỉnh sửa độ sắc nét và hiệu chỉnh ống kính.
Khi bạn lựa chọn chụp raw, bạn sẽ được quyền chỉnh sửa ảnh theo bất cứ cách nào mà bạn muốn sau khi chụp ảnh. Ví dụ bạn có thể “trả lại” chi tiết cho các vùng ảnh thiếu sáng, điều này đặc biệt có ích khi bạn chụp thiếu sáng.
Lấy nét chuẩn
Khi chụp thiếu sáng, nếu bạn sử dụng tính năng lấy nét tự động bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm đúng đối tượng để khóa. Hãy tận dụng chế độ lấy nét bằng tay và nhớ kiểm tra ảnh sau khi chụp để chắc chắn rằng bạn lấy nét đúng điểm.
Ngoài ra, một vài máy DSLR và compact có chế độ AF hỗ trợ ánh sáng. Nó tạo ra một chùm sáng ngắn, giúp ống kính lấy nét trước khi ảnh được chụp. nếu máy ảnh của bạn không có tính năng này, hãy sử dụng đèn LED của smartphone để chiếu sáng đối tượng chụp và lấy nét cho chuẩn.
Đèn Flash
Chùm sáng ngắn này sẽ chiếu sáng đối tượng chụp nên màn chập sẽ không cần mở lâu. Tuy nhiên điều này sẽ không mang lại cho người dùng những bức ảnh chân dung đẹp hoặc đèn flash không đủ mạnh để chiếu sáng đối tượng chụp ở khoảng cách xa.
Việc sử dụng flash đóng vai trò khá quan trọng khi bạn chụp thiếu sáng, ví dụ như khi bạn chụp ảnh trong bóng tối chẳng hạn. Đèn flash ngoài sẽ rất hữu ích khi bạn chụp bằng một chiếc DSLr, nó sẽ mang lại ánh sáng cho bức tường hoặc trần nhà mà bạn chụp để những bức ảnh của bạn trông tự nhiên hơn.
Hồng Ngọc
Theo Cnet
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam