Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}
Nếu bé quấy khóc không ngừng, không chịu ngủ, không chịu ăn, không chịu tắm… chắc chắn bé sẽ rất mệt. Không những vậy, bố mẹ cũng cảm thấy lo lắng, bất an. Những bí quyết sau đây sẽ giúp mẹ bớt đi phần nào những mệt mỏi khi dỗ trẻ quấy khóc.
Sử dụng phương pháp da-tiếp-da (Skin on skin)
Đây là phương pháp vô cùng đơn giản nhưng lại có hiệu quả không ngờ. Em bé quấy khóc một phần là vì cảm thấy không được an toàn, cảm thấy khó chịu với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bé đã quá quen với bóng tối trong bụng mẹ, với việc không cần ăn mà vẫn phát triển. Đó cũng chính là lý do mà ngay khi sinh ra, đứa trẻ bình thường nào cũng phải cất lên tiếng khóc.
Quay lại với vấn đề trẻ quấy khóc, việc tiếp xúc da của trẻ với da của bố mẹ giúp bé cảm thấy bình tĩnh hơn, bé sẽ bớt sợ hãi và khó chịu khi được tiếp xúc trực tiếp với làn da của bố mẹ. Tiếp xúc kiểu da-tiếp-da giúp tiết ra một loại hooc môn tên là oxytoxin, làm cả em bé và bạn đều cảm thấy an tâm, dễ chịu, giải tỏa căng thẳng, kiểm soát nhịp tim và nhiệt độ cơ thể. Khi bé khóc, mẹ hãy cởi tã của con và áo của mình ra, cả hai mẹ con cùng tiếp xúc da với nhau.
Bế bé theo kiểu “Colic Carry”
Có thể nhiều mẹ sẽ không biết đến kiểu bế đặc biệt này. “Colic Carry” là kiểu bế giúp làm xoa dịu những cơn khóc dai dẳng do đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ. Cách bế “lạ lùng” này sẽ giúp bé nín dần và rơi vào giấc ngủ.
Cách bế như sau: Để mặt em bé áp dọc cánh tay của bạn, má của bé ở cùi chỏ của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bế kiểu để đầu của bé áp dọc cùi chỏ hoặc lòng bàn tay của bạn. Vị trí này sẽ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng lên dạ dày bé, làm dịu cơn đau bụng khó chịu của bé.
Cho bé đi tắm
Nếu bé cứ quấy khóc không ngừng thì có thể làn nước ấm nhẹ nhàng sẽ là liều thuốc hữu hiệu nhất giúp tinh thần của bé cảm thấy thoải mái. Không những thế, điều này dường như sẽ mang bé trở về cuộc sống trước đây ở trong bụng mẹ. Đó cũng là lý do mà hiện nay nhiều phụ nữ thực hiện sinh con dưới nước. Mẹ có thể vào bồn tắm cùng bé để thực hiện phương pháp da tiếp da, như thế bé sẽ nín khóc nhanh hơn. Mẹ nhớ là chỉ cho cơ thể bé tiếp xúc với nước thôi nhé, đầu bé vẫn phải ở trên vì lúc này bé đang khóc, rất dễ bị sặc nước.
Mát xa, vuốt ve cho bé
Khi mới chào đời, bé không cảm nhận thế giới bằng thính giác, thị giác hay khứu giác mà chính là bằng xúc giác. Lúc này, xúc giác là một trong những giác quan quan trọng nhất giúp các em bé khám phá thế giới xung quanh mình. Nếu bé quấy khóc, mẹ hãy xoa bóp, vuốt ve, chạm vào làn da của bé, như thế bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tinh thần dễ chịu hơn. Nếu em bé đang bị táo bón, mát xa bụng đúng cách còn giúp hệ tiêu hóa của bé linh hoạt, dễ chịu hơn.
Cho bé nghe nhạc
Khi bé khóc, ông bà ta hay hát ru để bé nín. Điều này không phải là không có cơ sở khoa học. Âm thanh không những rất tốt cho sự phát triển trí não của bé mà còn có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc dỗ bé nín khóc.
Tùy từng em bé khác nhau mà sở thích âm nhạc của các bé cũng khác nhau. Có bé thích nhạc sôi động, bé lại thích nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Bố/mẹ có thể hát ru hoặc thì thầm khe khẽ với bé – tiếng nói của bố mẹ luôn luôn là một trong những âm thanh thân thương nhất đối với con. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé nghe nhạc cổ diển, nhạc thiếu nhi,… hoặc loại “tiếng ồn trắng” (loại âm thanh phát ra đều đều với tần số thấp như tiếng mưa rơi, nước chảy, quạt kêu,…) vì đây là âm thanh gợi nhớ đến môi trường ở trong tử cung mẹ khi bé còn là bào thai.
Cho bé ăn, cho bé bú
Khi bé quấy khóc, mẹ hãy cho bé bú hoặc bé ăn bởi dạ dày của trẻ nhỏ là rất bé, có thể việc lấp đầy dạ dày sẽ khiến bé dễ chịu hơn. Khi bé có biểu hiện quấy khóc, việc đặt miệng bé vào đầu ti có vẻ sẽ gặp khó khăn nên mẹ hãy thử dùng da-tiếp-da trước cho bé mút.
Đưa bé đi khám
Nếu mẹ đã áp dụng đủ phương pháp mà con vẫn quấy khóc và nghi ngờ có điều gì lạ xảy ra với con, đừng chần chừ mà hãy gọi ngay cho bác sĩ. Thông thường, nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc theo một kiểu khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc có thể yếu hơn, liên tục hơn hoặc cấp bách hơn. Điều quan trọng là bố mẹ cần tinh ý nhận ra những sự bất bình thường trong hoạt động thường ngày của con để kịp thời xử lí.
G.H
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam