Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trong quá trình sử dụng điều hòa chắc chắn sẽ có lúc chiếc máy lạnh của bạn gặp phải một số vấn đề như: máy đang chạy và bị ngừng liên tục; lúc lạnh/ấm lúc không; khả năng làm mát/sưởi ấm kém; cục lạnh bị chảy nước; máy chạy nhưng không mát không ấm. Nguyên nhân của các trình trạng này là do dàn lạnh, dàn nóng, dàn ngưng tụ bị bẩn; thiếu hoặc hết gas; xảy ra sự cố ở máy nén, van tiết lưu, dàn ngưng tụ; công suất máy lạnh nhỏ so với diện tích phòng… Bạn hoàn toàn có thể khắc phục các tình trạng và vấn đề trên bằng cách tìm hiểu và khắc phục các sai lầm khi sử dụng máy lạnh 2 chiều mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Sai lầm 1: Không vệ sinh bộ lọc định kỳ
Bộ lọc bẩn khiến luồng khí lưu thông của máy lạnh kém nên ngay cả khi điều hòa hoạt động với công suất tối đa liên tục thì căn phòng vẫn không thể ấm/mát. Điều này không chỉ khiến bạn phải sống với cảm giác nóng nực của mùa hè và lạnh giá của mùa đông mà còn khiến tuổi thọ của máy lạnh suy giảm và tiêu tốn điện năng.
Do đó, trong quá trình sử dụng máy lạnh 2 chiều, bạn nên vệ sinh bộ lọc thường thường xuyên định kỳ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Nếu sử dụng thường xuyên, bạn nên vệ sinh sau 2-3 tháng sử dụng, nếu dùng ít thì bạn có thể vệ sinh sau 6 tháng sử dụng.
Sai lầm 2: Chọn sai chế độ trên máy lạnh 2 chiều
Chọn sai chế độ trên máy lạnh cũng là sai lầm khá nhiều người dùng mắc phải khiến điều hòa vận hành không đúng với mục đích sử dụng như mong muốn. Hậu quả không chỉ gây lãng phí điện năng mà còn gây ra nhiều nguy cơ với sức khỏe như khô niêm mạc mũi, khô giác mạc, khô da…
Do đó, trước khi sử dụng máy lạnh, các bạn cần nắm rõ các chức năn được trang bị trên máy lạnh như sau:
+ Chế độ Auto: Ở chế độ này, máy lạnh sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho phù hợp với nhiệt độ bên ngoài.
+ Chế độ Fan: Khi kích hoạt chế độ này, hệ thống quạt sẽ vẫn hoạt động khi máy lạnh tắt. Mục đích là để lưu thông không khí ở trong phòng.
+ Chế độ Dry: Nên sử dụng chế độ này khi bạn muốn làm giảm độ ẩm ở trong phòng vào những ngày mưa kéo dài hoặc nồm ẩm.
Sai lầm 3: Cài đặt nhiệt độ máy lạnh quá thấp
Các nghiên cứu cho thấy, khi bạn giảm nhiệt độ máy lạnh xuống 5 độ C thì đồng nghĩa với việc điện năng tiêu thụ sẽ tăng thêm 40%. Điều này sẽ làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình bạn lên đáng kể, chưa kể sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng với môi trường bên ngoài quá lớn còn có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Do đó, bạn không nên cài đặt nhiệt độ quá thấp dưới 23 độ C trong thời gian dài. Nhiệt độ sử dụng lý tưởng nhất bạn nên cài đặt khi sử dụng máy lạnh 2 chiều là từ khoảng 23 đến 28 độ C.
Sai lầm 4: Bật tắt máy lạnh liên tục để tiết kiệm điện
Bật tắt máy lạnh liên tục để tiết kiệm điện là “kinh nghiệm” được nhiều người dùng truyền cho nhau. Nhưng thực tế đây là sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng điều hòa mà rất nhiều người mắc phải. Việc tắt bật điều hòa liên tục không chỉ khiến điện năng tiêu thụ cao hơn nhiều lần mà còn giảm tuổi thọ của máy đáng kể khi phải khởi động liên tục. Chưa kể việc nhiệt độ trong phòng liên tục thay đổi và không ổn định có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe rất lớn.
Chính vì vậy, nếu người dùng nào đang có thói quen bật tắt máy lạnh liên tục để tiết kiệm điện thì cần phải dừng lại ngay lập tức. Bởi máy lạnh hoạt động vận hành bởi dàn lạnh và dàn nóng. Trong đó, dàn nóng tiêu thụ nhiều điện năng hơn dàn lạnh đồng thời chiếm đến 95% tổng công suất của máy. Khi hoạt động nếu nhận thất nhiệt độ trong phòng đã đạt được mức nhiệt độ như cài đặt, hệ thống máy nén của dàn nóng sẽ tự động ngắt, chỉ còn động cơ đảo giáo và quạt gió hoạt động. Do đó, việc bạn căn thời gian tắt điều hòa khi thấy phòng mát rồi thực sự không cần thiết.
Sai lầm 5: Bật máy lạnh liên tục 24/24
Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tuổi thọ của máy giảm và tăng hao phí điện năng. Không chỉ vậy, việc lạm dụng sử dụng máy lạnh liên tục và bật 24/24 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như khô da, khô mũi…
Do đó, bạn nên dừng ngay thói quen bật máy lạnh 24/24. Thay vào đó nên tắt máy lạnh khi thời tiết không quá nóng hoặc không quá lạnh, đồng thời sử dụng kèm thêm quạt điện để giúp không khí trong phòng được lưu thông để giảm áp lực cho máy lạnh.
Sai lầm 6: Vị trí đặt máy lạnh ở gần nguồn nhiệt
Vị trí đặt máy lạnh ở gần nguồn nhiệt như tủ lạnh, bếp hay nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào cũng khiến máy lạnh phải hoạt động liên tục gây tốn điện và nhanh bị hỏng.
Do đó, tốt nhất khi lắp đặt máy lạnh bạn nên đặt ở các vị trí góc kín, xa nguồn phát nhiệt và tránh ánh nắng mặt trời.
Trên đây là những sai lầm phổ biến mà người dùng mắc phải khi sử dụng máy lạnh 2 chiều dẫn tới tuổi thọ của máy giảm và tăng hao phí điện năng. Hy vọng những kinh nghiệm mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng máy lạnh 2 chiều đúng cách, hiệu quả, an toàn, bền bỉ và tiết kiệm điện nhất.