Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Truyện cổ Grimm (tập hợp bởi Jacob và Wilhelm Grimm)
Truyện cổ tích Grimm (tên gốc tiếng Đức: Grimms Märchen) là một tập hợp các truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 bởi Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm. Từ năm 1807, hai anh em nhà Grimm bắt đầu sưu tầm các truyện kể dân gian bằng cách mời những người kể truyện đến nhà và chép lại những gì họ kể. Trong lần đầu tiên xuất bản tác phẩm của họ bao gôm 86 câu truyện khác nhau và đến lần xuất bản thứ 7 vào năm 1857, con số đã lên đến 211 truyện. Trong đó không thể không kể đến : Rapulzel, Hansel và Gretel, Cô bé lọ lem, Cô bé quàng khăn đỏ, Bạch tuyết và bảy chú lùn, Công chúa ngủ trong rừng… Ảnh hưởng của Truyện cổ Grimm rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây. UNESCO chính thức công nhận Truyện cổ Grimm là di sản văn hóa thế giới. Từng được dịch ra 160 thứ tiếng, tác phẩm này được coi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như hội họa, âm nhạc và điện ảnh.
Charlie và nhà máy chocolate (Roald Dahl)
Charlie và nhà máy chocolate (Tên gốc: Charlie and the Chocolate Factory) là cuốn sách dành cho thiếu nhi xuất bản năm 1964 của tác giả người Anh Roald Dahl. Ông đã lấy tình yêu với chocolate của mình và biến nó thành một câu truyện tưởng tưởng. Câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của cậu bé Charlie Bucket bên trong nhà máy chocolate lập dị của ông chủ Willy Wonka. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Mỹ năm 1964 và sau đó là tại Anh năm 1967. Nó được chuyển thể thành phim lần đầu vào năm 1971 do Gene Wilder thủ vai chính và sau đó là năm 2005 với vai Willy Wonka do Johnny Deep đóng. Phần tiếp theo của cuốn sách được Roald Dahl sáng tác trong năm 1972 với tựa đề Charlie and the Great Glass Elevator . Ông cũng đã lên kế hoạch viết một cuốn sách thứ ba của loạt truyện này nhưng không thể hoàn thành nó.
Journey to the Center of the Earth của tiểu thuyết gia Jules Verne xuất bản năm 1864
Câu chuyện kể về một giáo sư người Đức tin rằng có những miệng núi lửa có con đường đi thẳng xuống trung tâm Trái Đất. Ông, đứa cháu trai Axel, và người dẫn đường Hans của họ đã trải qua những chuyến phiêu lưu thú vị, gặp gỡ những con vật thời tiền sử cùng các thảm họa tự nhiên, cuối cùng đã quay lại được mặt đất ở miền nam nước Ý. Các sinh vật sống mà họ gặp phải phù hợp với từng thời kỳ địa chất, cũng như các lớp đá dần càng cổ hơn khi họ đi xuống càng sâu, những loài vật cũng xưa hơn khi các nhân vật tiến gần đến tâm Trái Đất.
Một trong những ý tưởng chính của Verne với câu chuyện này còn ở chỗ giáo dục người đọc, và bằng cách đưa các sinh vật đã tuyệt chủng vào đúng thời kỳ địa chất của chúng, ông đã cho người đọc một cách hình dung về thế giới cổ đại, từ kỷ băng hà cho đến thời kỳ khủng long.
The Wind in the Willows (Gió qua rặng liễu)
Gió qua rặng liễu là câu chuyện thiếu nhi của nhà văn Mỹ Kenneth Grabam, lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1908. Kể từ đó đến nay, những lần tái bản liên tục vẫn làm say đắm mọi thế hệ độc giả, đặc biệt là các em nhỏ.
Truyện kể về cuộc phiêu lưu của bốn người bạn: Chuột Chũi, Chuột Nước, Bác Lửng và Cóc trái khoáy. Trên chiếc ô tô mới của Cóc luôn phát ra tiếng kêu píp píp píp và chạy bạt mạng, họ đã đi qua dòng sông, qua bờ cỏ, khu rừng, qua nơi trú ngụ của những loài thú. Biết bao câu chuyện kỳ thú, bao cảnh trí thơ mộng, kỳ ảo, tất cả cùng cuộn cuộn như một giấc mơ cổ tích mà mọi lứa tuổi đều có thể đam mê.
“Một tác phẩm kinh điển cho thiếu nhi và người lớn vẫn đọc một cách vui thích… Một thế giới thần tiên được viết lách một cách tuyệt diệu” Jonathan Williams – The New York Times
Emil và các nhà thám tử của nhà văn Erich Kaestner
Mùa thu năm 1928 Erich Kaestner cho xuất bản cuốn truyện dành cho thiếu nhi: Emil và các nhà thám tử. Sách ngay lập tức bán được hai triệu bản và cho đến nay đã được dịch ra khoảng sáu mươi thứ tiếng. Nét độc đáo của tác phẩm ở chỗ đó là câu chuyện hiện thực giữa thành phố Berlin đương thời, rất gần gũi với các em; đồng thời lại vô cùng hồi hộp, hấp dẫn bởi diễn biến của vụ án. Một điều nữa khiến tác phẩm của Kaestner được đông đảo bạn đọc yêu thích là bởi giọng văn hài hước của ông.
Sau này được đạo diễn Franziska Buch (người Đức) chuyển thể thành phim và phim này đã được trình chiếu trong Liên hoan phim thiếu nhi Châu Âu 2008 tại Việt Nam.
H.H
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam