Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Hành trình nuôi con là một điều vất vả nhưng cũng thật hạnh phúc đối với bất kỳ người mẹ nào trên thế giới. Nhưng con chậm lớn so với các bé đồng chăng lứa không chỉ khiến mẹ lo lắng mà đôi khi sự lo lắng của những người thân xung quanh lại khiến mẹ bị áp lực và stress. Đừng vội tìm sữa tăng cân cho con hay bất kì cách gì khi mà bạn chưa biết nguyên nhân tại sao con chậm tăng cân. Hãy cùng Websosanh điểm danh ngay 5 nguyên nhân chậm tăng cân ở trẻ bị sơ sinh để xem bé nhà bạn đang gặp phải nguyên nhân gì và có các khắc phục kịp thời nhé!
1. Trẻ sinh non
Trẻ sinh ra thiếu ngày thiếu tháng vì nhiều nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động đó là điều không ai kiểm soát trước được. Thông thường ở các trẻ sinh non sẽ thường có tình trạng chậm lớn, chậm tăng cân hơn so với các bé sinh đủ tháng. Chưa kể ngoài cân nặng thì các bé sinh non cũng thấp hơn các bạn, dễ mắc bệnh và sức khỏe, sức đề kháng cũng kém hơn các bạn bé sinh đủ tháng khác.
Nhưng mẹ yên tâm, trong 2 năm đầu đời nếu mẹ cho bé sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn 100%, đủ cữ, bé ăn ngon, ngủ đủ giấc, sinh hoạt bình thường thì sẽ dần bắt kịp đà tăng trước so với các bạn khác và sẽ không khiến mẹ phải quá lo lắng cho cân nặng và chiều cao của con đâu.
2. Bé không bú đủ sữa
Vì lý do nào đó mẹ không có sữa, mẹ thiếu sữa, sữa mẹ bé không thích bú hoặc chính mẹ cũng không xác định được lượng sữa cho bé bú có đủ hay là không thì bé sẽ luôn trong tình trạng bú không đủ sữa. Từ đó sinh ra lằn nhằn, khó ngủ, hay khóc, hay quấy khiến mẹ mệt mỏi và vất mà mà con thì lại chậm tăng cân.
Hiện nay nhiều mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, ít sữa, vì lý do gì đó không thể cho con bú có thể chọn sữa bột công thức để hỗ trợ phần nào trong hành trình nuôi con. Nếu không xác định được lượng sữa bé bú mỗi cữ như nào là đủ mẹ có thể vắt sữa ra bình hoặc túi trữ sữa và tập cho bé ti bình, đồng thời việc vắt sữa thường xuyên cũng giúp sữa mẹ về dồi dào hơn có thêm nguồn sữa dự trữ cho bé bú trong trường hợp mẹ vắng nhà hoặc bận bịu công việc gì đó. Mỗi cữ bé bú đủ lượng sữa cần thiết theo lý thuyết khoa học / theo nhu cầu thực tế thì mẹ yên tâm con mẹ sẽ không tăng cân chậm đâu nhé!
3. Trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe
Điều này là tất yếu – bé chậm tăng cân do vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn bé gặp phải các vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày, rối loạn riêu hóa… Hoặc, bé bị một số rối loạn khác ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thì bé sẽ chậm tăng cân.
Khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị dứt điểm tránh tự mình nghe ở đâu đó rồi tự ý mua thuốc hay men tiêu hóa cho con uống không đúng chuẩn gây biến chứng và tình trạng cân nặng của bé càng trầm trọng hơn.
4. Mẹ thường tắm cho trẻ ngay sau khi ăn
Nhiều mẹ bỉm sữa trước khi cho trẻ sơ sinh đi tắm thường cho con bú một cữ sợ con đói tắm không ngoan, không hợp tác, cáu bẳn và khóc nhè. Tuy nhiên, điều mẹ không ngờ tới là chính thói quen sai lầm này của mẹ lại khiến con chậm tăng cân.
Nếu mẹ nào đang có thói quen tắm ngay cho trẻ sau khi ăn thì mẹ hãy thay đổi đi nhé. Bởi khi cho trẻ ăn xong thì dạ dày của bé cần có thời gian để tiêu hóa, vì vậy nếu mẹ cho trẻ đi tắm ngay, sẽ làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Chính điều này dẫn tới việt trao đối chất chậm hơn ở trẻ nhỏ. Không những vậy một số bé còn có thể bị nôn, trớ, táo bón, khó tiêu…vì tắm ngay sau khi ăn đấy nhé.
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sụt cần hoặc chậm tăng cân. Vì thế mà mẹ nên tắm cho trẻ trước khi ăn, để giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.
5. Trẻ ngủ nhiều bú ít
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bé chậm tặng cân vì do lười bú, không chịu bú, ham ngủ. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Do đó khi bé bú mẹ cũng cần thu hút sự chú ý của bé như nói chuyện với bé, tạo hứng thú cho bé bú đủ sữa rồi mới ngủ thì tình trạng cân nặng của con mới được cải thiện hơn.
Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Ngoài ra với các trẻ lớn hơn ở độ tuổi ăn dặm, tập đi và học hỏi khám phá thì còn nhiều nguyên nhân khác như: chưa được tẩy giun, mải chơi không ăn, ham học hỏi tìm tòi quên ăn, mẹ cho uống nước lọc trước khi ăn, khoảng cách các bữa ăn rất gần, sữa bột công thức của bé pha không đúng tỉ lệ, bé ăn nhiều nhưng không đủ chất, hệ tiêu hóa của bé kém,…..
Tạm kết:
Theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau:
- Một em bé sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần
- Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái
- Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng
- Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi
Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Sau khi mẹ đã tìm ra được nguyên nhân tại sao con mình tăng cân chậm thì mẹ cần quan tâm chăm sóc nhiều hơn tới thói quen của mẹ, của con và điều chỉnh phù hợp. Nếu bé có vấn đề gặp phải về sức khỏe mẹ cần đưa bé đi khám ngay và điều trị dứt điểm. Có vậy trẻ mới tăng cân tốt mẹ yên tâm.