1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

5 điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé trong thời điểm giao mùa

Sự thay đổi của nhiệt độ vào thời điểm giao mùa từ hè sang thu có ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Do đó, ngay cả với việc tắm rửa hàng ngày của trẻ, các bậc phụ huynh cũng phải hết sức lưu ý.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

window.onload = function () {resizeNewsImage(“news-image”, 500);}

Tắm cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh không phải là một điều dễ dàng với hầu hết các ông bố bà mẹ, đặc biệt là những người mới lên chức “phụ huynh” lần đầu tiên. Việc tắm cho trẻ nhỏ cũng đòi hỏi rất nhiều sự hiểu biết của người lớn. Thời điểm giao mùa là lúc mà bé rất dễ bị cảm lạnh hoặc các bệnh liên quan đến thời tiết. Bởi vậy, khi tắm cho bé mẹ cần phải lưu ý một số điều. Dưới đây là một số điều bố mẹ cần nhớ khi tắm cho con vào thời điểm giao mùa.

Thời điểm tắm an toàn cho trẻ trong thời điểm giao mùa

Trẻ con sức đề kháng còn yếu nên không phải lúc nào mẹ muốn tắm cho bé cũng được, nhất là trong những lúc thời tiết “độc” như thế này. Mẹ phải tắm cho trẻ lúc trẻ khỏe nhất cũng như nhiệt độ ngoài trời là dễ chịu nhất.

Khi giao mùa, nhiệt độ sẽ có sự chênh lệch trong ngày, hoặc giữa các ngày với nhau. Do đó, cha mẹ cần chọn đúng thời điểm để tắm cho trẻ. Theo đó, bố mẹ có thể chọn tắm cho bé vào một trong hai khoảng thời gian từ 10 giờ – 10 giờ 30 buổi sáng, hoặc buổi chiều từ 13 giờ tới 16 giờ. Bố mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ vào buổi trưa khoảng 11h – 13h, hay vào buổi sáng sớm, chiều muộn, những thời điểm này trời rất độc và có thể sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm sốt…

Ngoài ra, khi tắm cho con, mẹ cũng không nên để con tha hồ nghịch nước mà phải giới hạn thời gian tắm. Nếu kéo dài thời gian ngâm nước của trẻ, trẻ sẽ rất dễ bị ốm. Thời gian tắm gội cho bé chỉ khoảng 5-10 phút với trẻ lớn, và không quá 2 – 3 phút với trẻ sơ sinh kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc ra khỏi chậu. Không nên cho trẻ chơi quá nhiều, vì như thế sẽ làm trẻ nhanh ra mồ hôi và phải tắm nhiều lần, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ

Việc để trẻ người trần, không mặc gì tiếp xúc quá lâu với nước hay không khí đều khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, trước khi tắm cho bé, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các vật dụng cần thiết như khăn, quần áo, bỉm, dầu gội, sữa tắm… Việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp đang tắm cho bé lại phải tìm đồ còn thiếu, hoặc để trẻ chờ đợi sau tắm rất dễ làm con bị lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nước tắm cho bé không được quá nóng, không được quá lạnh

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong ngày sẽ thay đổi nên bố mẹ tuyệt đối không nên tắm nước lạnh cho bé mà phải tắm bằng nước ấm. Dùng khuỷu tay kiểm tra xem nước tắm có vừa với em bé hay không. Nước tắm phải đủ ấm, không được nóng, cũng không cần quá nhiều nước, chỉ cần lượng nước vừa đến ngực bé là được. Nên để trẻ tắm nước ấm với nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C.

Bố mẹ nên đổ nước lạnh trước, pha nước nóng sau, nếu cẩn thân hơn thì dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước.

Cách tắm an toàn cho trẻ trong thời tiết giao mùa

– Giữ ấm: Hãy sử dụng lò sưởi hoặc quạt sưởi tạo nhiều nhiệt ở khu vực tắm để giúp làn da ẩm ướt của bé không bị nhiễm lạnh. Hãy tắm cho bé ở một chỗ kín gió.

– Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ.

– Dùng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm chặt bé, ngửa đầu.

– Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Mẹ có thể lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, đổi mặt khăn lau mắt còn lại.

– Tắm từ dưới lên trên: Bạn rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên rưới nước ấm lên trên.

– Làm sạch rốn cho trẻ: Sau khi trẻ được sinh ra, mỗi ngày trong khi tắm, người lớn nên dùng khăn hoặc tăm bông nhúng cồn 75% để làm sạch bụi bẩn, giữ cho rốn của trẻ luôn sạch sẽ. Nếu phát hiện rốn của trẻ sưng hoặc có mủ, người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán bệnh nhanh nhất.

– Gội đầu: Làm ướt tóc, gội đầu bé bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch, tốt nhất mẹ nên chọn loại xà bông không làm cay mắt bé. Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước.

– Bỏ khăn bông đang quấn quanh người bé. Xong nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người bé. Mặc quần áo sạch vào cho bé.

Lựa chọn đồ dùng thích hợp với trẻ

– Mẹ nên mua chậu tắm lớn: Đây là vật dụng đầu tiên mà mẹ cần sắm cho bé khi tắm gội. Các mẹ nên chọn mua chậu tắm có kích cỡ lớn, để khi bé lớn hơn, chậu tắm vẫn phát huy tác dụng.

– Bé cần nhiều loại khăn tắm: Khi tắm cho bé, mẹ cần sử dụng ít nhất 3 chiếc khăn gồm: khăn bông to để quấn người bé sau khi tắm, khăn bông nhỡ để lau đầu bé sau khi gội và 1 khăn nhỏ dùng khi tắm bé. Tuy nhiên, các mẹ nên sắm dư ra một vài bộ khăn tắm để sử dụng nhiều lần cho bé về sau.

– Khi tắm cho trẻ trong thời điểm giao mùa, mẹ nên lựa chọn cho bé loại sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm dịu nhẹ, để không làm ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.

G.H

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Cách chọn khăn quấn cho bé tốt  nhất

Cách chọn khăn quấn cho bé tốt nhất

Sữa tắm gội cho bé 3 tuổi nào an toàn, chất lượng tốt?

Sữa tắm gội cho bé 3 tuổi nào an toàn, chất lượng tốt?

Mua sữa tắm Cetaphil ở đâu ? Giá sữa tắm Cetaphil các loại bao nhiêu tiền ?

Mua sữa tắm Cetaphil ở đâu ? Giá sữa tắm Cetaphil các loại bao nhiêu tiền ?

Chọn khăn ướt cho bé loại nào tốt?

Chọn khăn ướt cho bé loại nào tốt?

Top 6 loại khăn khô đa năng tốt giúp mẹ chăm bé nhàn tênh

Top 6 loại khăn khô đa năng tốt giúp mẹ chăm bé nhàn tênh

So sánh khăn ướt Pigeon PG30003 với khăn ướt Farlin DT-008C

So sánh khăn ướt Pigeon PG30003 với khăn ướt Farlin DT-008C

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất