Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nếu gia đình bạn đang sử dụng một chiếc máy sấy (hay máy giặt đi kèm chức năng sấy), hãy lưu ý 5 điểm dưới đây để đảm bảo độ bền của quần áo cũng như tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
1. Không phân loại quần áo trước khi cho vào máy sấy
Đa số người dùng không có thói quen phân loại quần áo trước khi cho vào máy sấy. Thói quen này có thể làm hư hỏng, gây ảnh hưởng tới độ bền cho đồ đạc. Quần áo, vải vóc thường có độ dày mỏng, chất liệu khác nhau, vì vậy mà các mẹ phải xem xét để tùy chỉnh và lựa chọn nhiệt độ sấy sao cho phù hợp.
Phân loại quần áo trước khi cho vào tủ sấy quần áo
Đối với chất kiệu vải khác nhau thì nên điều chỉnh nhiệt độ sấy khác nhau như vậy sẽ giúp quần áo nhanh khô và bền lâu hơn, không gây ảnh hưởng gì tới chất lượng của quần áo. Trường hợp cho tất cả quần áo vào sấy cùng nhiệt độ 60 – 70 độ C sẽ rất gây ảnh hưởng tới chất liệu vải cũng như độ bền của máy. Những chiếc quần áo bò, kaki dày dặn khô thì các loại đồ có chất liệu mỏng như nhung lụa, lanh sẽ bị nhăn nhúm, nhão ra và có thể không mặc được nữa.
2. Sử dụng ngay quần áo khi vừa sấy khô ra
Để quần áo trong tủ sấy quần áo 3-5 phút hãy sử dụng
Một thói quen nữa của đa số người dùng là khi quần áo vừa được sấy khô là đem ra mặc liền, điều đó đi trái lại với nguyên tắc sử dụng của nhà sản xuất là nên để quần áo từ 3 – 5 phút hãy sử dụng. Vì quần áo được sấy trong khô bằng nhiệt độ trong một thời gian rất ngắn, lúc này các liên kết trong vải bị giãn ra và kém hơn nên khi mặc ngay thì độ nhăn của vải sẽ cao. Chính vì vậy nên để quần áo nguội trong thời gian 3 -5 phút hoặc điều chỉnh sang chế gió mát là bạn sử dụng được.
3. Sấy quần áo có dầu mỡ, kẹo cao su hay các vật nhọn bằng kim loại
Kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy sấy
Các tình trạng xảy ra ngoài ý muốn khi sử dụng máy sấy là hỏng máy sấy, chập điện, mùi khét ám vào quần áo mà nguyên nhân chính là do những đồ đạc sấy có dính dầu mỡ, kẹo cao su hay chiếc đinh kim loại. Trong quá trình sấy các vật kim loại có thể rớt ra ngoài làm hỏng máy, các chất dầu mỡ gặp với nhiệt độ sấy khô cao có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm, kẹo cao su khi gặp nhiệt độ cao nó sẽ chảy ra gây mùi khét ám vào quần áo. Vì vậy, lời khuyên là nên kiểm tra quần áo thật kĩ trước khi cho vào máy sấy để tránh những hư hại không đáng có xảy ra cho thiết bị và cho quần áo nhà bạn.
4. Quần áo vẫn còn nước nhỏ giọt đã cho vào máy sấy
Để nước rớt ra sàn dễ gây chập điện, hư hỏng máy
Thật là tại hại khi các mẹ chọ quần áo vừa mới giặt xong đang còn nhỏ nước sẽ làm ướt sàn nhà. Thêm vào đó, máy đang hoạt động mà bị nước vào có thể gây cháy máy và nhiễm điện. Thói quen này là cực kỳ nguy hiểm. Khuyên các mẹ nên để quần áo đã vắt kỹ ráo nước rôi mới cho vào tủ sấy
5. Tận dụng khối lượng đồ sấy vượt định mức
Chú ý khối lượng của máy sấy quần áo
Nhiều người tận dụng sấy đồ cùng một lúc gây nên tình trạng quá tải so với mức quy định của nhà sản xuất khiến các thanh treo có thể bị gãy do quá sức chịu của nó. Lời khuyên dành cho bạn là nếu quần áo nhiều thì bạn nên chia làm nhiều mẻ để sấy hoặc bạn có thể tham khảo vài mẫu tủ sấy quần áo khung inox 2 tầng có khối lượng sấy gần gấp đôi tủ tròn.
Trên đây là trích dẫn 5 sai lầm và cách khắc phục mà người dùng thường mắc phải khi sử dụng máy sấy quần áo nhằm giúp các bà mẹ lưu ý và cẩn thận hơn để giữ quần áo luôn bền đẹp cũng như kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.